【các nhà cái uy tín hiện nay】Giải cơn “khát” cát cho các dự án cao tốc

Bài 4: Cao tốc thúc đẩy kinh tế phát triển

Các tuyến cao tốc được xem là mắt xích quan trọng cho sự phát triển của Hậu Giang,ảicơnkhtctchoccdựncaotốcác nhà cái uy tín hiện nay bởi nó kết nối hệ thống giao thông trong vùng và liên vùng một cách đồng bộ, chặt chẽ, góp phần đánh thức tiềm năng kinh tế của tỉnh nhà.

Cao tốc đi qua, là điều kiện thuận lợi, tạo lợi thế cho Phụng Hiệp phát triển lĩnh vực công nghiệp.

Kích hoạt tiềm năng công nghiệp

Theo Bộ Giao thông Vận tải, đến nay cả nước đã hoàn thành 674km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh, thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên 2.001km. Các dự án hoàn thành góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo không gian phát triển mới. Các khu đô thị, dịch vụ, công nghiệp mới, làm tăng giá trị đất đai, giảm chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Tận dụng lợi thế từ các tuyến đường cao tốc, Hậu Giang đặt mục tiêu sẽ phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh, hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp tập trung, hiện đại, quy mô lớn, hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư. Theo quy hoạch, tỉnh tập trung phát triển 3 vùng sinh thái công nghiệp. Vùng công nghiệp thứ nhất nằm ở khu vực huyện Châu Thành, Châu Thành A. Trọng tâm là phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dược, mỹ phẩm, các cụm ngành logistics, chế biến nông sản, có liên quan tới đầu vào là sản phẩm nông nghiệp quy mô vùng.

Vùng công nghiệp thứ hai ở khu vực giao giữa hai cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tại huyện Phụng Hiệp. Vùng công nghiệp này tận dụng thế mạnh ở điểm giao hai cao tốc, liên kết theo trục dọc sông Hậu và trục Bắc - Nam. Vùng này chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ số, công nghệ môi trường, công nghiệp chế tạo.

Vùng công nghiệp thứ ba ở khu vực giao giữa hai cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau tại huyện Long Mỹ. Định hướng 3 vùng công nghiệp này tập trung thành những vùng công nghiệp lớn, cấu trúc đất xây dựng công nghiệp được đan xen với những yếu tố sinh thái, cảnh quan, đô thị.

Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: Dự án thành phần 3, thuộc dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng, giai đoạn 1 đi qua địa bàn huyện Phụng Hiệp 25,8km, có 2 nút giao liên thông để kết nối với mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn là nút giao với đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau tại xã Bình Thành và nút giao với Đường tỉnh 927 tại xã Hiệp Hưng. Đây là điều kiện thuận lợi, tạo lợi thế cho Phụng Hiệp xây dựng kế hoạch phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật nhất là đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng được đầu tư cùng lúc với cao tốc Cần Thơ - Cà Mau là cơ hội để huyện rà soát, tập trung đầu tư nâng cao hệ thống giao thông trên địa bàn kết nối thông suốt, thông qua các nút giao, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải và năng lực cạnh tranh, tạo động lực liên kết thúc đẩy hợp tác, phát triển. Mở rộng cơ hội cho huyện thu hút đầu tư, nhất là đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch theo Nghị quyết 04 của tỉnh.

“Khi các tuyến cao tốc hình thành sẽ tăng lợi thế thu hút đầu tư cụm công nghiệp Tân Phước Hưng, khai thác và phát triển khu du lịch, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Ngoài ra, cao tốc giúp huyện rút ngắn được khoảng cách với các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu quốc tế, cảng hàng không, cảng biển tạo điều kiện cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện vươn ra thị trường thế giới”, ông Lê Như Lê bày tỏ.

Dồn lực vì mục tiêu chung

Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, nhận định: 2 tuyến cao tốc qua Hậu Giang mở ra những không gian để phát triển về công nghiệp, đô thị, logistics. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và lợi thế, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt diện tích đất công nghiệp của tỉnh Hậu Giang từ nay đến năm 2030 là 2.200ha và lớn thứ 2 ĐBSCL. Đây là dự án trọng điểm của quốc gia, trọng điểm của vùng và có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu hoàn thành dự án này sẽ khai phá một không gian phát triển rất lớn cho các tỉnh có tuyến cao tốc đi qua.

Người dân Hậu Giang kỳ vọng, mong mỏi và thậm chí là rất đồng thuận trong việc bàn giao đất cho chủ đầu tư, nhà thầu đúng tiến độ. Ông Nghiêm Xuân Thành đề nghị các sở, ngành, địa phương có liên quan, chủ đầu tư, nhà thầu phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của dự án.

“Tôi đề nghị bám sát tiến độ của dự án và chủ động toàn bộ các yếu tố để hoàn thành đúng tiến độ dự án. Mốc đầu tiên là 31-12-2024. Mốc thứ hai là 31-12-2025. Trên cơ sở đó, những cái gì đã chậm chúng ta phải dồn vào những tháng cuối năm 2024 cũng như những tháng đầu năm 2025 để đảm bảo không những hoàn thành đúng tiến độ mà phấn đấu hoàn thành về đích sớm trước thời hạn. Nhà thầu chuẩn bị nguồn lực đầy đủ cho thi công. Nguồn lực ở đây cả nhân lực, vật lực, nguyên vật liệu và nhất là vật liệu cát đúng như tinh thần của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là “vượt nắng, thắng mưa”, làm “3 ca, 4 kíp”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. Tinh thần Thủ tướng chỉ đạo các cao tốc rất đầy đủ, tinh thần đó được các địa phương, các nhà thầu xác định đó là trách nhiệm. Khó chúng ta sẽ cùng nhau tìm giải pháp”, ông Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang chỉ ra rằng, trước đây 2 vấn đề khó nhất là tiền và giải phóng mặt bằng. Bây giờ, “tiền đã lo xong, đất tính rồi” nên các đơn vị liên quan phải chủ động ở cấp cao nhất để liên hệ làm việc với một số địa phương chuẩn bị đủ nguồn vật liệu nhất là nguồn vật liệu cát. Đồng thời, quan tâm đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. Trong quá trình thi công, có những khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất với chủ đầu tư.

“Trách nhiệm chính trị chung của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như trách nhiệm của các nhà thầu trong thời gian tới là phải hoàn thành dự án. Tôi đề nghị chủ đầu tư, các sở, ngành, địa phương cũng như các nhà thầu toàn tâm, toàn ý tập trung mọi nguồn lực cao nhất để hoàn thành tiến độ dự án theo tiến độ Chính phủ, cũng như các bộ, ngành Trung ương giao, đáp ứng nguyện vọng và kỳ vọng của người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sớm tận dụng những không gian phát triển mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2026 và giai đoạn đến năm 2030”, ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định.

MỘNG TOÀN