Dây chuyền sản xuất thiết bị điện của Nhà máy ABB tại Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh |
Vẫn còn những nút thắt cần tháo bỏ
Ông Hong Sun,ĐóndòngvốnđầutưvàcamkếtcủaChínhphủkết quả trận konyaspor Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệpHàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) đã nhiều lần khẳng định, nỗ lực phòng chống đại dịch Covid-19 và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ Việt Nam khiến nhà đầu tư nước ngoài thêm tin tưởng và tới đầu tư tại Việt Nam nhiều hơn.
Tuy nhiên, chính vị này nói rằng, vẫn còn những điều mà Việt Nam cần phải cải thiện để có thể thu hút được đầu tư nhiều hơn. Chẳng hạn, phải đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 55/NQ-TW về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia. Điều này để phục vụ cho không chỉ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, mà còn cho nhu cầu của nhà đầu tư.
Trên thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng về điều này, nhất là với các doanh nghiệp phía Nam. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân khi đề cập sự chuẩn bị của Việt Nam để đón dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng luôn nhấn mạnh việc phải chuẩn bị tốt về hạ tầng năng lượng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Nhưng đó chỉ là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thời gian gần đây. Trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản lo ngại chuyện gặp khó khăn trong nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, thì các nhà đầu tư Hàn Quốc lại lo ngại về chuyện “giá chuyển nhượng”.
Theo KorCham, một số lượng lớn các tập đoàn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang thực hiện nhiều hình thức giao dịch với các công ty mẹ, như mua bán nguyên liệu thô, giao dịch vay vốn, giao dịch tiền bản quyền… Nhưng theo quy định của Việt Nam, chỉ cần những doanh nghiệp có doanh thu hàng năm khoảng 2,24 triệu USD (50 tỷ đồng trở lên) và giao dịch với các bên liên quan là 1,35 triệu USD (30 tỷ đồng) thì đã phải nộp báo cáo để… chống chuyển giá.
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm phần lớn trong các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, là đối tượng phải nộp báo cáo và việc đáp ứng được quy định này là một gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp”, KorCham lên tiếng.
Việc cần chuẩn hóa quy trình kiểm tra hải quan với chất thải công nghiệp khi xử lý đốt chất thải công nghiệp cũng được các doanh nghiệp Hàn Quốc đề xuất. Bởi hiện tại, thủ tục kiểm tra hải quan với việc xả chất thải định kỳ là 6 tháng hoặc 1 năm. Nhưng điều này là bất hợp lý khi mà phải để phế thải công nghiệp trong nhà máy lâu ngày để hải quan kiểm tra.
Trong khi đó, nhà đầu tư Ấn Độ quan tâm đến cơ chế ưu đãi đầu tư với dự ánđiện khí LNG. Theo quy định, dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG đầu tư theo hình thức PPP có tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng (khoảng 100 triệu USD) thuộc diện ưu đãi đầu tư. Nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư khác nhau, như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, có thể kéo dài thêm nếu Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; được ưu đãi về thuế nhập khẩu, tiền thuê đất...
Tuy nhiên, trường hợp dự án nhà máy điện LNG được đầu tư theo hình thức IPP (đầu tư dự án điện độc lập) thì chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư như trên nếu dự án có tổng vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng Việt Nam (khoảng 217 triệu USD)... Đây là điều được cho là chưa thật sự thỏa đáng...
Cam kết của Thủ tướng
Trái với thông lệ, đầu tháng 12 là thời điểm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên được tổ chức để Chính phủ lắng nghe tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư. Năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc gặp riêng với các hiệp hội doanh nghiệp để lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong một năm đầy thách thức.