【juarez – atlas】Mùa rắn sinh sôi: Nhiều trẻ bị rắn cắn phải nhập viện vì hoại tử chân


Bàn chân của một bệnh nhi bị rắn cắn

Hiện tại,ắnsinhsocirciNhiềutrẻbịrắncắnphảinhậpviệnvigravehoạitửjuarez – atlas Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho 2 ca bị rắn độc cắn với biểu hiện ở bàn chân có dấu hiệu bị hoại tử. 

Nhiều trẻ bị rắn cắn

Bệnh nhi Nguyễn Duy Kh. 2 tuổi (ở Sông Lô, Vĩnh Phúc) đang chơi ngoài sân thì bị một con rắn dài khoảng 10cm, kích thước bằng ngón tay út, có vằn sọc vàng cắn vào ngón 2 bàn chân trái. 

Sau khi cắn, gia đình kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến viện. 

Ngày 27-8, bệnh nhi Nguyễn Duy Kh. vào Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng tỉnh táo, bàn chân bên trái sưng nề nhiều, vị trí cắn ở ngón 2 chân trái có dấu hiệu hoại tử. 

Ngay sau đó các bác sỹ của khoa Nhi đã nhanh chóng hội chẩn với các bác sỹ của Trung tâm Chống độc. 

Do được đưa đến viện và dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất kịp thời nên tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, vết hoại tử sưng nề không phát triển thêm và đang có dấu hiệu hồi phục từng ngày.

Một trường hợp khác cũng bị rắn độc cắn đang được điều trị tại Khoa Nhi là bé Nguyễn Thu H. (12 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam). 

Theo lời kể của người nhà, khi cháu đang chải tóc trong nhà thì bị một con rắn bò vào cắn, tuy nhiên do trời ​nhập nhoạng tối và hoảng sợ nên cháu không phát hiện là loại rắn gì.

Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện huyện Lý Nhân để xử lý ban đầu, truyền dịch, sau đó được chuyển đến Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai ngày 1/9), trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, chân bên phải - chỗ bị rắn cắn sưng nóng. Phần mu chân có vết hoại tử đen, khoảng 2-3 cm. 

Dựa vào các đặc điểm lâm sàng (vết cắn có 3 nốt, kèm theo dấu hiệu sưng tấy, bầm tím, hoại tử chỗ rắn cắn) và kết quả xét nghiệm đông máu, hội chẩn cùng các bác sỹ của Trung tâm Chống độc, bệnh nhi được chỉ định tiêm uốn ván và dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất. 

Hiện tại, tình trạng của cháu H. ổn định, vết hoại tử và sưng nề không lan rộng.

Bị rắn cắn không nên loay hoay ở nhà

Thạc sỹ Nguyễn Thành Nam - Phụ trách Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho hay hiện tại đang là mùa mưa - mùa sinh sôi phát triển của rắn độc. 

Trong một tháng trở lại đây, tuần nào Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng có 2-3 ca bị rắn độc cắn nhập viện. Bệnh nhân đến từ các vùng trung du, miền núi của Hà Tây cũ, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái. 

Có rất nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng muộn, khi mà các vết sưng nề hoại tử lan rộng. Có những bệnh nhân rắn cắn ở vùng mắt cá chân, ngón chân nhưng khi bệnh nhân sưng nề đến đùi hoặc gối mới đến viện.

Ngoài ra có một số trường hợp đến viện trong tình trạng suy hô hấp. Có bệnh nhân khác có sưng nề bầm tím nhưng không bị hoại tử và sưng nề bầm tím lan nhanh.

Bác sỹ Nam nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Bác sỹ Nam cảnh báo người dân, sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.