TheêuthườngxuyênVẫncóthểtiếtkiệmnhiềuhơnnữdewa united fco Bộ Tài chính, năm 2020 là năm cuối thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ 5 năm (2016 - 2020), trong bối cảnh thu ngân sách còn nhiều khó khăn, sẽ tiếp tục quản lý chi ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, dành ưu tiên chi cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội.
Kiên quyết cắt giảm chi tiêu hàng chục nghìn tỷ đồng
Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đặc biệt là triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, được Bộ Tài chính duy trì thực hiện trong nhiều năm qua. Nguồn tiết kiệm trong chi thường xuyên dành chi tăng lương và chi cho an sinh xã hội.
Qua thống kê của Bộ Tài chính, thực hiện chủ trương tiết kiệm chi, riêng năm 2019, đã cắt giảm khoảng 10.000 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên so với dự toán năm 2018 do thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy và đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công, theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương.
Dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp; qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Bộ Tài chính cho biết, trong 5 năm qua, NSNN giảm chi khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, cho ý kiến về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2020, Kiểm toán Nhà nước cho biết, dự toán chi thường xuyên năm 2020 là 1.056,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng chi NSNN. Kiểm toán Nhà nước thống nhất với dự toán của Chính phủ. Song, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ khi phân bổ dự toán cần xem xét lộ trình tăng học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; mức độ tự chủ thực tế đã đạt được của các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc kinh phí tiền lương; các khoản trích theo lương đã kết cấu trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định để giảm kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên.
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ xem xét sớm ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập để tiếp tục giảm chi thường xuyên. Bởi qua quá trình kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước phát hiện tại một số địa phương cấp thừa kinh phí tiền lương, các khoản trích theo lương đã cơ cấu trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định. Như vậy có nghĩa, vẫn tiếp tục giảm chi thường xuyên được nữa, nếu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
Phải đảm bảo nguồn chi cho con người
Trong hướng dẫn thực hiện dự toán NSNN năm 2020 mới đây, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, ngân sách cấp dưới. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng dự toán được giao; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN. Bộ Tài chính cũng yêu cầu tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chống lãng phí, giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.
Đặc biệt để đảm bảo nguồn để chi cho con người, cho an sinh xã hội, Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2020, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách theo chế độ. Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách tổ chức thanh toán, chi trả không đúng chính sách, chế độ, nhất là liên quan đến mục tiêu an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo,... cần có biện pháp xử lý kịp thời để chính sách, chế độ được thực hiện đúng và có hiệu quả.
Tại buổi làm việc với các địa phương có dịp đến thăm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng luôn đề nghị lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương, trong điều kiện thu ngân sách còn hạn hẹp, cần linh hoạt, chủ động trong điều hành chi NSNN. Trong đó, cần đẩy mạnh mạnh xã hội hóa, tăng tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là trong lĩnh vực y tế và giáo dục để tiến tới cơ cấu lại NSNN nói chung, từ đó cơ cấu lại phần chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, ông Trần Quang Chiểu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã khẳng định, một trong những giải pháp cơ bản nhất để cơ cấu lại NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đó chính là tinh giản biên chế, sắp xếp, cắt giảm bộ máy. Thời gian tới, cả hệ thống chính trị phải tiếp tục tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh đổi mới giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương. Như vậy, mới giảm mạnh chi tiêu thường xuyên, từ đó có nguồn để tăng chi cho đầu tư phát triển và các mục tiêu ưu tiên khác.
Minh Anh