GS.TS. Huỳnh Văn Minh đo huyết áp cho bệnh nhân
* Thưa GS,ốngườitrưởngthànhkhôngbiếtmìnhbịtănghuyếtádự đoán chelsea hôm nay chủ đề của “Ngày phòng chống THA Thế giới” năm nay (17/5) là gì? Chủ đề này có khác so với mọi năm không thưa ông và vì sao?
Năm nay ngày 17/5 được Tổ chức THA thế giới (ISH) chọn là ngày THA thế giới và đưa ra một kế hoạch hành động nhằm cảnh báo toàn cầu về nguy cơ THA bằng việc phát động đo HA rộng rãi trên thế giới cho các quốc gia thành viên ISH trong tháng Năm gọi là “THÁNG NĂM ĐO HUYẾT ÁP (May Measurement Month viết tắt MMM)”.
Ngày 14/3/2019, đích thân Chủ tịch Hội THA Thế giới, Neil Poulter, đã viết thư cho Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Chủ tịch Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam đề nghị ủy quyền cho Phân hội THA Việt Nam thực hiện chương trình có ý nghĩa này. Đồng thời, với tư cách là một thành viên của Hội THA Thế giới (ISH), Phân Hội THA Việt Nam sẽ tổ chức chương trình đo HA lưu động và tư vấn về HA cho người dân và cả thân nhân bệnh nhân tại bệnh viện, các trạm y tế tại một số tỉnh, thành có phong trào quần chúng mạnh trong toàn quốc trong suốt tháng 5/2019.
* GS có thể cho biết một vài con số “báo động đỏ” về số người mắc và tử vong vì căn bệnh được xem là “kẻ giết người thầm lặng” này ở Thừa Thiên Huế, Việt Nam và thế giới?
Báo cáo toàn cầu của WHO gần đây cho thấy THA chiếm đến 1/3 người trưởng thành, trong đó 1/3 người không biết mình bị THA và 1/3 bệnh nhân THA được điều trị nhưng không đưa về trị số < 140/90 mmHg. Dự báo của WHO năm 2013, sẽ có 1,5 tỷ người bị THA vào năm 2025! Theo đó, chỉ 1/2 dân số được chẩn đoán, 1/10 kiểm soát được HA và 1/2 tuân thủ điều trị thôi.
* Triệu chứng của THA là gì?
THA thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không điển hình, bệnh nhân thường chỉ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, xoàng. Thậm chí, nhiều người không có triệu chứng gì cả, do vậy thường dễ bỏ qua và đáng tiếc khi triệu chứng đã rõ như liệt nửa thân, đau thắt ngực, suy tim, tắc mạch chi… thì bệnh nhân THA phải vào viện cấp cứu rồi. Cần phải thăm khám định kỳ HA, đặc biệt những người trên 40 tuổi.
* Những nguyên nhân nào khiến tỷ lệ người dân bị mắc bệnh THA tăng lên đến chóng mặt như vậy?
Có nhiều yếu tố và nguyên nhân phối hợp, chỉ có 10% là tìm thấy nguyên do, còn lại 90% là THA bản chất và có yếu tố gia đình. Đáng quan tâm là ngoài các yếu tố nguy cơ đã nêu, có thể kể đến là: ăn mặn quá mức, căng thẳng, ít tập luyện, chế độ ăn không cân đối, quá giàu năng lượng hoặc các bệnh lý có tính thời đại phối hợp, như đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa…
* Một người bình thường cần kiểm tra HA định kỳ và khám sức khỏe để tầm soát THA như thế nào? Lời khuyên của GS để phòng tránh THA?
Các biện pháp dự phòng THA được Tổ chức THA thế giới (ISH) đưa ra là: giảm tiêu thụ muối; không uống quá nhiều rượu; không hút thuốc; giảm lượng caffeine; giảm lượng chất béo và đường; tham gia tập thể dục thường xuyên trong ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần; ăn nhiều trái cây và rau quả hàng ngày (gồm củ cải đường và nước ép củ cải đường nếu có thể); duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh; tránh căng thẳng và dành thời gian thư giãn.
* Xin cảm ơn GS!
Tại Việt Nam, năm 1960 chỉ 1% dân số trưởng thành ở miền Bắc bị THA, năm 1976 là 1,9%, năm 1992 là 11,7%; năm 1999 là 16,1%; năm 1999 là 16,1%, năm 2002 là 16,3% nhưng đến năm 2012 tăng lên gần gấp đôi 25,1% và đang có xu hướng gia tăng không ngừng. Chương trình tầm soát THA toàn dân MMM 2017 trên 10.512 người do Hội THA Việt Nam tiến hành trên 10 tỉnh, thành toàn quốc (gồm Thừa Thiên Huế) ở đối tượng trẻ tuổi hơn là >18 tuổi cho thấy: tỷ lệ THA là 20,77%; tỷ lệ này xấp xỉ năm 2012 nếu tính đến mức tuổi 25. Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến THA đáng quan tâm là thuốc lá, rượu bia, béo phì/thừa cân. Đối tượng bệnh nhân có xu hướng trẻ hóa. THA được xem là “kẻ giết người thầm lặng của thế kỷ 20” |
NGỌC HÀ (thực hiện)