【đồng hồ san martin】Bộ Công thương lý giải về nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư chậm

Đại diện Bộ Công thương cho biết,ộCôngthươnglýgiảivềnguyênnhângiảingânvốnđầutưchậđồng hồ san martin ngay từ đầu năm, Bộ Công thương đã khẩn trương tiến hành đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời đã giao định kỳ 5 hội nghị để phổ biến, quán triệt những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ Công thương đã yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch năm 2022 và kế hoạch giải ngân hàng tháng, hàng quý để phục vụ công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Công thương lý giải về nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư chậm
Dự kiến hết tháng 7/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Công thương mới đạt 12,3%. Ảnh minh họa: H.T

Ngoài ra, Bộ Công thương đã bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để kịp thời chỉ đạo và kiểm tra các chủ dự án về việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công theo đúng quy định. Giải quyết kịp thời, triệt để và đúng thẩm quyền các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong công tác đầu tư công, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch năm 2022.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Công thương, dự kiến hết tháng 7/2022, đơn vị mới giải ngân được trên 102 tỷ đồng, đạt 12,38% kế hoạch vốn được giao.

Nguyên nhân của việc giải ngân chậm được bộ này chỉ ra là do tỷ lệ vốn nước ngoài (ODA) trong năm 2022 hiện chiếm 29% tổng kế hoạch vốn đầu tư bộ được giao để thực hiện các dự án đầu tư mua sắm thiết bị đào tạo. Trong khi đó, việc triển các dự án sử dụng vốn ODA ngoài việc tuân thủ các quy định trong nước còn phải đáp ứng điều kiện của bên tài trợ.

Cụ thể, theo Văn kiện dự án đã được duyệt, nguồn vốn ODA được sử dụng để thanh toán cho gói thầu thiết bị nên việc giải ngân nguồn vốn ODA chỉ có thể thực hiện sau khi hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng các gói thầu thiết bị của dự án. Thời gian thực hiện đấu thầu quốc tế (theo yêu cầu của bên tài trợ) sẽ mất nhiều thời gian.

Nguyên nhân của việc giải ngân chậm được bộ này chỉ ra là do tỷ lệ vốn nước ngoài (ODA) trong năm 2022 hiện chiếm 29% tổng kế hoạch vốn đầu tư bộ được giao để thực hiện các dự án đầu tư mua sắm thiết bị đào tạo. Trong khi đó, việc triển các dự án sử dụng vốn ODA ngoài việc tuân thủ các quy định trong nước còn phải đáp ứng điều kiện của bên tài trợ.

Hơn nữa, hiện nay các dự án ODA đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm định giá thiết bị (còn nhiều thủ tục mới đến khâu lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị), nên chưa có khối lượng nghiệm thu hoàn thành để thực hiện giải ngân.

Đáng chú ý, hiện Bộ Công thương đang gặp một số khó khăn về thẩm định giá tại Hợp phần 2 của dự án “Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện” gồm 6 dự án thành phần có tổng mức đầu tư khoảng trên 500 tỷ đồng. Mặc dù ban quản lý dự án của Bộ đã làm việc với nhiều đơn vị tư vấn thẩm định giá thiết bị nhưng vẫn chưa lựa chọn được đơn vị tư vấn. Vì thế, tiến độ dự án đang rất chậm.

Một nguyên nhân nữa làm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Công thương bị chậm chính là các dự án có nội dung giải phóng mặt bằng đang gặp vướng mắc trong công tác đền bù, thu hồi đất. Nguyên nhân chủ yếu do quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều thủ tục, cần nhiều thời gian để thực hiện.