您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【bxh jamaica】Tăng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp để không bỏ lỡ thời cơ vàng

88Point2025-01-25 10:03:33【Ngoại Hạng Anh】5人已围观

简介Tăng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp để không bỏ lỡ thời cơ vàngTrung Hi bxh jamaica

Tăng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp để không bỏ lỡ thời cơ vàng

Trung Hiếu

Khu công nghiệp Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư,ăngthuhútđầutưvàokhucôngnghiệpđểkhôngbỏlỡthờicơvàbxh jamaica tuy nhiên, sức ép cạnh tranh thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực đang ngày càng mạnh hơn, đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết các tồn tại để không bỏ lỡ thời cơ vàng.

Điểm đến lý tưởng nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt

Ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành miền Bắc, Frasers Property cho biết, phản hồi từ các nhà đầu tư trong mạng lưới của Frasers Property cho thấy, Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng, nhưng sự cạnh tranh đang ngày càng lớn hơn.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước ta hiện có khoảng 563 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành; 397 KCN đã được thành lập; 292 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 87,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58,7 nghìn ha. Ngoài ra còn 106 KCN đang trong quá trình xây dựng với diện tích đất công nghiệp khoảng 23,8 nghìn ha.

Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến hết năm 2022, tỷ lệ lấp đầy các KCN ở nước ta đạt khoảng 80%, trong đó khu vực phía Nam trung bình đạt 85% - dẫn đầu cả nước. Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất, đạt trên 95%.

Nhìn chung, tỷ lệ lấp đầy KCN tại các thị trường trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều duy trì ở mức trên 90% trong năm 2022. Các KCN cũng tập trung chủ yếu xung quanh hai cực trung tâm là Hà Nội và TP.HCM, tại miền Trung tập trung chủ yếu tại Đà Nẵng và Quảng Nam.

 

Theo ông Dương, đối thủ lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á hiện là Indonesia. Quốc gia này có dân số thuộc top cao trên thế giới nên nguồn cung lao động dồi dào, chi phí hoạt động của doanh nghiệp nơi đây cũng rất cạnh tranh so với Việt Nam.

Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, hiện có khoảng 563 khu công nghiệp với tổng diện tích 210.900 ha. Trong đó, số lượng khu công nghiệp thực tế đã công bố là 406 dự án, trong đó 361 dự án nằm ngoài khu kinh tế, 37 dự án thuộc khu kinh tế và 8 dự án nằm trong khu kinh tế cửa khẩu.

Ngoài ra, việc xuất hiện các nhà sản xuất lớn như Foxconn, Tenma, Goertek… tại các khu vực vệ tinh Hà Nội khiến nhu cầu thuê bất động sản khu công nghiệp của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp bán dẫn tăng lên. Mới đây, Tập đoàn Boeing chia sẻ về kế hoạch lựa chọn Việt Nam là quốc gia chiến lược phát triển chuỗi cung ứng của tập đoàn này tại ASEAN cho thấy tiềm năng thu hút đầu tư tại các khu công nghệ cao của Việt Nam cũng như khu vực.

Còn tại Đà Nẵng, theo Colliers Việt Nam, dự kiến 45 biên bản cam kết tài trợ từ các đối tác, nhà tài trợ quốc tế, 5 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư và 16 giấy chứng nhận đầu tư trị giá khoảng 8 tỷ USD sẽ được trao và ký kết tại hội nghị triển khai Chương trình hành động 2023 của Chính phủ, góp phần vào sự phát triển kinh tế biển bền vững của khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung, thị trường bất động sản khu công nghiệp Đà Nẵng nói riêng.

Cũng theo Colliers Việt Nam, cuộc đua sản xuất chip và động cơ điện toàn cầu đang mở rộng với các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được xem là một trong những trung tâm sản xuất linh kiện, chip điện tử tiềm năng của khu vực khi ghi nhận sự tham gia của hàng loạt chủ đầu tư, nhà sản xuất linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới như Intel, LG, Samsung, Foxconn, Canon, Panasonic, Electronics, Nokia, Meiko, Apple, Microsoft hay Qualcomm. Chuyên gia từ Colliers cho rằng, các nhà sản xuất lớn về công nghệ không chỉ đòi hỏi quy mô lớn về nguồn nhân sự, mà trình độ lao động cũng phải ở mức cao.

Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

Ngoài các lợi thế so sánh với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam vẫn còn không ít tồn tại cần phải giải quyết để tăng hiệu quả thu hút đầu tư, từ đó gia tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp.

Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần (IDICO) cho biết, doanh nghiệp này có dự án khu công nghiệp tại Long An, nhưng do hạ tầng giao thông ở đây chưa phát triển khiến nên chưa thu hút khách thuê.

Theo đại diện IDICO, với những thị trường đệm như Long An, tiềm năng trong thu hút nhà đầu tư nước ngoài là rất lớn, song điều cần cải thiện sớm là hạ tầng thì vẫn chưa được triển khai hiệu quả.

Cùng với đó, ông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao bộ phận Dịch vụ tư vấn công nghiệp, Savills Hà Nội cho rằng, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, nhưng vẫn thiếu nguồn cung lao động có tay nghề cao. Vì vậy, khi thu hút đầu tư, Chính phủ cũng phải đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng lao động có tay nghề cao không quá chênh lệch so với các thị trường trong khu vực.

Về cơ sở hạ tầng, theo ông Thomas Rooney, khu vực phía Nam đang rất cần được cải thiện mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường bộ. Vào đầu tháng 1/2023, 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam đã được khởi công đồng loạt. Dự án có tổng chiều dài 729 km, đi qua 15 tỉnh, thành phố với tổng mức đầu tư khoảng 147.000 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển quan trọng, kết nối các địa phương và mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội. Trong tương quan với các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước đã chi khá lớn để phát triển cơ sở hạ tầng (5,8% tổng GDP), song các dự án đường cao tốc, cảng nước sâu, cảng dịch vụ… vẫn cần cải thiện thêm.

Đại diện Savills Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào áp dụng khoa học - công nghệ để cải thiện chất lượng lao động, thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chính phủ đang cho thấy nhiều nỗ lực trong cải cách hệ thống giáo dục nhằm nâng cao tay nghề lao động để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cải thiện cơ sở hạ tầng cũng là một yêu cầu bắt buộc để thu hút đầu tư với hệ thống giao thông đồng bộ và tiện lợi hơn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, về lâu dài, Việt Nam phải chuẩn bị lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao để đáp ứng các chuỗi sản xuất có giá trị gia tăng cao đang là xu hướng ngày càng rõ nét, cùng với đó là tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, giữ cho chi phí sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài ổn định hơn. Điều này sẽ tăng sức hấp dẫn và giữ chân nhà đầu tư ở lại Việt Nam lâu hơn.