88Point

Hiện tại, mục tiêu kinh tế chung của ASEAN là đạt được hội nhập kinh tế toàn diện bằng cách thiết lậ bxh latvia

【bxh latvia】Ấn Độ trong RCEP và mục tiêu đạt 200 tỷ USD thương mại với ASEAN vào năm 2022

Hiện tại,ẤnĐộtrongRCEPvàmụctiêuđạttỷUSDthươngmạivớiASEANvàonăbxh latvia mục tiêu kinh tế chung của ASEAN là đạt được hội nhập kinh tế toàn diện bằng cách thiết lập một thị trường chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) kết nối hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025.

an do trong rcep va muc tieu dat 200 ty usd thuong mai voi asean vao nam 2022
Ảnh minh họa

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 được tổ chức ở Singapore ngày 13-15/11 vừa qua, Thủ tướng Lý Hiển Long- Chủ tịch ASEAN 2018 nhấn mạnh “trật tự quốc tế đang ở giai đoạn bước ngoặt. Hệ thống đa phương tự do, cởi mở và dựa vào quy tắc đã tạo nền tảng cho tăng trưởng và ổn định của ASEAN, nhưng hệ thống này đang gặp khó khăn. Các quốc gia, bao gồm cả các cường quốc lớn, đang sử dụng các hành động đơn phương và các thỏa thuận song phương, và thậm chí có thể triệt tiêu các cách tiếp cận và thể chế đa phương”. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những bất ổn về thương mại toàn cầu đang là một trong những chủ đề then chốt được thảo luận tại hội nghị cấp cao vừa qua.

Chủ đề chính trong chương trình nghị sự là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Ngoài các nước ASEAN, Hiệp định có sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ. Nếu được hoàn thành, RCEP sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất kể từ khi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) được thực thi năm 1948. RCEP sẽ bao trùm 25% tổng GDP với 25 nghìn tỷ USD, 45% tổng dân số thế giới, 30% thu nhập toàn cầu và 30% thương mại toàn cầu. Với kỳ vọng ban đầu rằng hiệp định được hoàn tất vào cuối năm nay nhưng các nhà lãnh đạo đã tuyên bố sẽ gia hạn mục tiêu sang năm 2019, và nhấn mạnh rằng tiến trình đàm phán đang ở giai đoạn cuối cùng.

Hiệp định này được xem là quan trọng trong việc bảo đảm sự thịnh vượng liên tục của khu vực, đặc biệt là sau khi xảy ra cuộc chiến thương mại giữa các đối tác thương mại quan trọng là Mỹ và Trung Quốc. Trong RCEP hiện tại, Ấn Độ nổi lên là một nhân tố đáng chú ý. RCEP là hiệp định thương mại truyền thống cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa có thể giao dịch trong khi thế mạnh của Ấn Độ nằm trong lĩnh vực dịch vụ. Ấn Độ hy vọng có được tiếp cận thị trường tốt hơn cho các chuyên gia của mình và cho các lĩnh vực dịch vụ so với mức cam kết hiện tại. Ấn Độ đã phàn nàn rằng nhập khẩu từ ASEAN vào Ấn Độ đã tăng nhanh hơn so với xuất khẩu của Ấn Độ sang khối. New Delhi không muốn cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường khi đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ nông nghiệp cũng như ngành công nghiệp thép và dệt may. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà Ấn Độ đang đối mặt càng trầm trọng hơn bởi thực tế đối thủ chiến lược Trung Quốc là một phần của Hiệp định này mặc dù Trung Quốc cũng là một đối tác thương mại quan trọng.

Mặt khác, các nước ASEAN đang ngày càng đầu tư vào Ấn Độ, bao gồm đầu tư vào các cảng, đường cao tốc và chế biến thực phẩm. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua, Ấn Độ được ghi nhận đã cải thiện chỉ số tạo thuận lợi doanh nghiệp, đầu tư và thương mại với ASEAN đã tăng trưởng. Mặc dù có tiến bộ tốt trong dự án đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan với việc mở rộng sang Lào, Campuchia và Việt Nam, ASEAN kêu gọi cần phải kết nối tốt hơn trong lĩnh vực hàng hải, hàng không, mặt đất và kỹ thuật số giữa ASEAN và Ấn Độ. Với các cuộc tổng tuyển cử của Ấn Độ dự kiến ​​vào năm tới, các cuộc đàm phán RCEP diễn ra vào thời điểm nhạy cảm với chính phủ của Thủ tướng Modi hiện nay.

Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ sáu của ASEAN đã ký Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ năm 2010 và thương mại song phương trị giá 80 tỷ USD nhưng các nhà kinh tế cho rằng con số này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng thực tế giữa hai bên. Vì vậy, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã kêu gọi Ấn Độ là một phần của RCEP và nhấn mạnh “cùng với Khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ, hy vọng RCEP sẽ giúp ASEAN- Ấn Độ đạt được mục tiêu thương mại 200 tỷ USD trong tổng thương mại vào năm 2022”.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu Ấn Độ có thể giải quyết được các lợi ích quốc gia của mình thông qua các cuộc đàm phán đang diễn ra, RCEP là một phương tiện đầy hứa hẹn có thể giúp một Ấn Độ thực hiện mở rộng thị trường thông qua việc tham gia thực chất vào một khối thương mại thực sự cởi mở../.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap