【ket qua nhật bản】Tạo thuận lợi, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

100% khách hàng hài lòng

Đến nay,ạothuậnlợithúcđẩyhoạtđộngxuấtnhậpkhẩket qua nhật bản 7 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), gồm 5 cục: (Bảo vệ thực vật), Thú y, Chăn nuôi, Trồng trọt, Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản) và 2 Tổng cục: Lâm nghiệp (Cơ quan Cites Việt Nam) và Thủy sản (Trung tâm Kiểm định, khảo nghiệm, kiểm nghiệm) đã triển khai kết nối 29 thủ tục kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực trên hệ thống một cửa quốc gia (NSW) và đã tiếp nhận 1,26 triệu hồ sơ, giải quyết trực tuyến nhanh gọn trên cơ sở cải cách hành chính.

Tạo thuận lợi, thúc đẩy  hoạt động xuất nhập khẩu

Sau khi hoàn thành hồ sơ thủ tục trên hệ thống một cửa quốc gia, doanh nghiệp trực tiếp đến cơ quan kiểm tra chuyên ngành nộp phí.

Theo Bộ NN&PTNT, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, trong những năm qua Bộ NN&PTNT đã tích cực triển khai cơ chế một cửa quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Có trụ sở tại TP. Hải Phòng, Chi cục Kiểm dịch thực vật I thuộc Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y vùng II thuộc Cục Thú y đã triển khai lấy ý kiến khách hàng tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại chi cục đối với các thủ tục hành chính thực hiện trên NSW. Qua kết quả đánh giá, các tổ chức, cá nhân đều hài lòng khi đến thực hiện tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại chi cục. Cụ thể, 100% khách hàng đánh giá là hài lòng và rất hài lòng về thời gian giải quyết thủ tục hành chính trên NSW, thời gian xử lý được rút ngắn hơn thời gian quy định.

Là công ty chuyên xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ, bông và thực hiện thủ tục hành chính tại Chi cục Kiểm dịch thực vật I , ông Nguyễn Hữu Hoàng - nhân viên phòng xuất nhập khẩu của Công ty Bee Logistics cho biết, trước đây khai báo hồ sơ phải mất 2 ngày mới hoàn thiện, nhưng từ khi thực hiện khai báo thủ tục trên hệ thống một cửa quốc gia đã tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp rất nhiều. Doanh nghiệp chỉ khai báo trong 5 - 10 phút, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan chuyên ngành sẽ kiểm tra hàng hóa tại cảng, sau 24 giờ đã có thể thông quan. Doanh nghiệp không phải chờ đợi lâu, không phải đi lại nhiều. Đặc biệt, hệ thống một cửa quốc gia càng thể hiện tính ưu việt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp, người dân với cơ quan quản lý.

Tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên một cửa quốc gia

Không chỉ doanh nghiệp mà các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận lợi ích khi triển khai hệ thống một cửa quốc gia. Ví dụ, mặc dù mới kết nối thủ tục trên NSW từ tháng 5/2021, đến nay Cục Trồng trọt đã tiếp nhận 80 hồ sơ, hơn 70 hồ sơ đã được xử lý nhanh gọn giúp giảm gần 60% thời gian cùng nhiều chi phí, thủ tục giấy tờ cho người dân, doanh nghiệp.

Phía Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cũng khẳng định, hiện thủ tục hành chính trên NSW giúp doanh nghiệp đăng ký hồ sơ kiểm tra dễ dàng, thuận tiện với những thao tác đơn giản, rút ngắn thời gian và giảm chi phí gửi. Nếu như trước đây, doanh nghiệp phải nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản hoặc gửi qua bưu điện thì nay, chỉ một click chuột, doanh nghiệp đã đăng ký xong thủ tục xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thời gian cho việc đăng ký hồ sơ kiểm tra đã giảm tới 50% so với phương thức truyền thống, hầu hết hồ sơ đăng ký kiểm tra được xử lý trong ngày, tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp nhập khẩu mở tờ khai hải quan, đưa hàng về kho của doanh nghiệp bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành.

Cục Chăn nuôi đang thực hiện 24 thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và đang xử lý 97% hồ sơ trên hệ thống này. Đơn vị này thừa nhận, thực hiện thủ tục trên NSW đã đem lại hiệu quả rất tích cực, đó là rút ngắn thời gian, chi phí cho việc đăng ký kiểm tra và thông quan hàng hóa…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, Bộ NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng cục Hải quan để đơn giản hóa tối đa tất cả các thủ tục. Đồng thời, tạo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tổ chức sản xuất cũng như xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, kể cả trong nước và xuất khẩu.

Từ việc các doanh nghiệp, tổ chức phải cử người đi nộp hồ sơ giấy tại các cục, tổng cục thuộc bộ rất mất thời gian và công sức, nay thực hiện cấp phép điện tử theo cơ chế một cửa quốc gia cùng với việc áp dụng chữ ký số đã thực sự thay đổi cách làm truyền thống của các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành của bộ.

Các đơn vị thuộc bộ đã tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đơn giản hóa hồ sơ thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, chi phí cho việc đăng ký kiểm tra và thông quan hàng hóa. Cùng với đó, tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực ASEAN, quốc tế và thực hiện cải cách hành chính.

“Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua hệ thống một cửa quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tại Việt Nam đã có báo cáo công bố ngày 22/6/2020 phản ánh ý kiến của gần 3.100 doanh nghiệp về 12 thủ tục hành chính có tần suất thực hiện nhiều nhất của 5 bộ, ngành, trong đó có các thủ tục của Bộ NN&PTNT” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Để tiếp tục tạo thuận lợi và thông thoáng cho các doanh nghiệp, người dân, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ tiếp tục cải cách hành chính và chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên hệ thống NSW.

Theo đó, với tháng cuối năm, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao do nhu cầu phục vụ dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Thông tin thống kê thường trực 24/7 để đáp ứng kết nối các thủ tục trên đường truyền được ổn định.

Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính thông qua việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025; triển khai các nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số theo Nghị quyết 17/NQ-CP và Quyết định 942/QĐ-TTg và chuyển đổi số theo Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai kết nối trên cơ chế một cửa quốc gia đối với 100% thủ tục hành chính liên quan đến xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ; thực thi đầy đủ trách nhiệm được phân công về kiểm tra chuyên ngành theo quy định...