【số liệu thống kê về vfl bochum gặp rb leipzig】Thành phố di sản & đặc thù dành cho Huế
Rộn ràng xuân |
Hãy thử làm phép so sánh, đặt thành phố Huế tương lai trực thuộc Trung ương bên cạnh Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay kể cả Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, sẽ dễ dàng nhận thấy những bất lợi khi có diện tích lớn nhất, trong khi quy mô dân số và nền kinh tế lại ở chiều ngược lại. Yếu tố bất lợi còn có thể nhìn thấy khi so sánh với nhiều thành phố lớn trong cả nước.
Thế nhưng, lịch sử đã tạo nên Huế, một vùng đất riêng có của Việt Nam. Vị trí trọng yếu, hình sông thế núi thơ mộng, hữu tình nên Huế luôn được các đời vua chúa trước đây lựa chọn xây dựng trở thành đô thị, từ thủ phủ xứ Đàng Trong (1636 - 1775) cho đến Kinh đô của nhà Tây Sơn rồi nhà Nguyễn (1788 - 1945). Rõ ràng, chính nền tảng giá trị văn hóa Huế cũng như giá trị Cố đô di sản là nét khác biệt, mang tính đặc thù và là một điểm cộng cho Huế trong mục tiêu phấn đấu trở thành phố trực thuộc Trung ương.
Huế hiện có 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực, trong đó có 5 di sản của riêng Huế, gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Hai di sản chung với các địa phương khác: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017). Toàn tỉnh hiện có gần 1.000 di tích, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp tỉnh.
Mật độ di sản dày là cơ sở để nhiều nhà nghiên cứu nhận xét, Huế là một bài thơ kiệt tác về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hóa vật chất và tinh thần của Việt Nam. Còn theo PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia, Huế xứng đáng là thành phố di sản. Tuy nhiên, đây là một khái niệm mới, chưa có trong Luật Di sản văn hóa. Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cần làm rõ khái niệm này và đưa khái niệm "thành phố di sản" hay "đô thị di sản" vào Luật Di sản sửa đổi sắp tới. Như thế, mới dễ dàng cho việc ban hành chính sách đặc thù cho Huế.
Xây dựng và tổ chức thành công Festival Huế từ hơn 20 năm nay là dấu ấn nổi bật của Huế trong việc phát huy lợi thế các di sản văn hóa. Khẳng định bản chất Festival Huế là Festival văn hóa, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, thế mạnh lớn nhất của Huế là văn hóa và di sản nên việc khai thác các tiềm năng về di sản làm chất liệu cho festival là điểm quan trọng nhất. Qua những gì đã đạt được, hy vọng Huế sẽ sớm góp tên mình vào bản đồ các thành phố festival nổi tiếng trên thế giới, như Festival Avignon của Pháp, Festival Adelaide của Úc, hay Festival Edingburgh của Anh...
Huế đã lựa chọn ẩm thực, một trong 7 lĩnh vực sáng tạo, để tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (gọi tắt là UCCN). UCCN ra đời nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố được vinh danh, hướng tới thúc đẩy “nguồn lực văn hóa” và “sáng tạo văn hóa” làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Ẩm thực Huế có đến 1.700 trên 3.000 món ăn Việt Nam được ghi trong Hội điển của nhà Nguyễn với nhiều hình thức đa dạng từ cung đình đến dân gian và nằm trong mối gắn kết với không gian văn hóa Cố đô. Chính tâm huyết và tài năng của các thế hệ chủ nhân văn hóa Huế đã nâng tầm văn hóa ẩm thực Huế lên một đẳng cấp vượt trội.
Suy cho cùng, Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” là câu chuyện phục hưng một di sản văn hóa truyền thống, đưa di sản ấy vào cuộc sống đương đại. Với những việc đã làm, như xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại; xây dựng các tour du lịch, sản phẩm du lịch gắn với áo dài Huế; phát động, khuyến khích và nhân rộng phong trào mặc áo dài trong các không gian lễ hội, lễ nghi truyền thống... hình ảnh và thương hiệu áo dài Huế và Cố đô Huế thực sự trở thành Kinh đô của áo dài Việt Nam.
Festival Huế, đề án Kinh đô ẩm thực hay Kinh đô áo dài là những việc làm nổi bật của Thừa Thiên Huế trong hành trình xây dựng và phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa Huế cũng như giá trị của Cố đô di sản. Thừa Thiên Huế cũng đang triển khai phát triển đô thị thông minh, đô thị xanh, bền vững, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu… theo các xu hướng phát triển đô thị trong nước và trên thế giới.
Còn nhớ, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đầu tháng 7/2020, UVTƯ Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, Thừa Thiên Huế cần sớm hoàn thiện bộ tiêu chí về đô thị di sản văn hóa có tính chất đặc trưng của Huế, từ đó kiến nghị các cơ chế, chính sách đặc thù để báo cáo Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét trong thời gian sớm nhất. Xây dựng cơ chế đặc thù, suy cho cùng, cũng nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị đặc sắc của Cố đô di sản, qua đó làm nền tảng cho thành phố Huế trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.