Quyết định hạ trần lãi suất kỳ hạn 1 đến 6 tháng từ 7%/năm xuống còn 6%/năm lần này là một biện pháp tích cực và hợp lý của NHNN trong điều kiện kinh tế vĩ mô đã dần ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2-2014 chỉ tăng 0,ảmlãisuấtchưađủđểkíchcầbongdso55% so với tháng 1-2014 và tăng 1,24% so với cuối năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo.
Việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động lần này chưa tác động đến mức làm giảm nguồn lãi suất huy động mà chỉ giảm nguồn vốn ngắn hạn và tăng nguồn vốn trung, dài hạn. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cũng sẽ tạo mặt bằng lãi mới đối với cả lãi suất cho vay lẫn huy động vì vấn đề này cũng như thuyền với nước, khi nước xuống thì thuyền cũng xuống theo. Mặc dù vậy, trong thời gian tới nếu không có thêm sự phối hợp nào từ những chính sách khác nhằm kích cầu thì dù lãi suất cho vay có giảm thêm, tình hình hoạt động của doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, sẽ không có nhu cầu tiếp cận vốn.
Chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong cơ thể sống của nền kinh tế, NHNN đã làm những gì phải làm. Quyết định giảm lãi suất lần này có thể coi là một hành động dũng cảm nhưng nếu NHNN tiếp tục giảm nữa sẽ gây tác dụng ngược. Ít nhất là trong 6 tháng đầu năm sẽ không còn lần điều chỉnh nào nữa.
Vậy theo ông cần những giải pháp gì để kích cầu, giúp DN có nhu cầu tiếp cận vốn?
Một mình chính sách tiền tệ không thể kích cầu được mà hiện giờ cần sự phối hợp của chính sách tài chính công. Thời điểm này là lúc nên tăng cường trái phiếu Chính phủ và công trái để giúp cho đầu tư công mạnh hơn và bền vững. Hiện có nhiều công trình quốc gia cần huy động vốn và giai đoạn này cũng là lúc huy động vốn từ dân cư và các tổ chức tín dụng dễ nhất. Đầu tư trong giai đoạn này cũng là hợp lý, vì tiền sẽ đẻ ra tiền trong tương lai, giúp cho cả DN, ngân hàng và xã hội.
Giải pháp thứ hai hỗ trợ chính sách tiền tệ là nới “room” trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư với lãi suất rẻ hơn.
Hiện trần lãi suất huy động đã được giảm 6%/năm, vậy lãi suất cho vay bao nhiêu là hợp lý?
Đối với LienVietPostBank, hiện có những khoản vay, chúng tôi áp dụng mức lãi suất chưa đến 5%/năm chứ không nhất thiết căn cứ lãi suất huy động 6%/năm thì cho vay 8%/năm. Trong cân đối vốn của tổ chức tín dụng, có món cho vay cao, có món cho vay thấp để dung hòa. Trong lúc này, đối với ngân hàng, có DN vay là rất tốt, chúng tôi thậm chí còn không quan tâm tới lãi suất thế nào, nếu DN thanh khoản tốt, dòng tiền tốt là cho vay để nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Còn với mặt bằng chung, mặc dù từ 6 tháng trở lên, lãi suất cho vay thỏa thuận, nhưng tôi vẫn cho rằng nước xuống thì thuyền xuống, các ngân hàng sẽ tùy vào nhu cầu và điều kiện để áp dụng các mức thỏa thuận.
Đối với những lãi suất của những khoản vay cũ thì sao, thưa ông?
Đối với việc “nuôi dưỡng nguồn thu”, LienVietPostBank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung đã hạ lãi suất của những khoản vay cũ bởi các ngân hàng có “nuôi” khách hàng thì khách hàng mới “nuôi” lại ngân hàng.
Ông có thể cho biết tăng trưởng tín dụng của LienVietPostBank đến thời điểm này là bao nhiêu?
Hiện tăng trưởng tín dụng của LienVietPostBank đã tăng hơn 4%, tuy nhiên cần lưu ý LienVietPostBank là ngân hàng có quy mô vừa phải nên tác động của việc tăng 1% tín dụng của LienVietPostBank cũng khác với 1% của các ngân hàng lớn khác. Để đạt được con số này, LienVietPostBank đã đề xuất Chính phủ và Bộ Tài chính cho vay vốn đối với một số công trình quốc gia quan trọng mà một số ngân hàng không dám cho vay như những dự án tại Lào hay dự án của các tập đoàn dầu khí, điện lực… với quy mô của dự án tới hơn 200 triệu USD.
Xin cảm ơn ông!
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến: Giảm lãi suất huy động sẽ là cơ sở để giảm lãi suất cho vay Với mức giảm lãi suất lần này, khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng sẽ không bị ảnh hưởng. Số dư tiền gửi tại các ngân hàng vẫn gia tăng từ sau Tết và ngay cả thời điểm gần đây khi mà các ngân hàng thương mại liên tục hạ lãi suất huy động. Trong bối cảnh hiện nay, việc gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh an toàn và hiệu quả. Giảm lãi suất huy động sẽ là cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Hiện nay NHNN không quy định trần lãi suất cho vay mà dành quyền chủ động cho các ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất ngắn hạn sẽ có mối liên quan trực tiếp đến dài hạn và tôi tin lãi suất cho vay dài hạn sẽ có chiều hướng giảm. Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN Nguyễn Thị Hồng: Điều hành linh hoạt đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng Quyết định giảm lãi suất của NHNN cho thấy sự kết hợp đồng bộ các mức lãi suất để giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo hướng tăng niềm tin của VND, chống đô-la hóa. Trong 13 ngày đầu tháng 3-2014, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 0,12% so với tháng 2-2014. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có dấu hiệu khởi động sau kỳ nghỉ Tết. Đây cũng là quy luật thường thấy trong chu kỳ tín dụng của năm. Năm 2014, NHNN đã đặt ta mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12-14%. Để đạt được con số này, NHNN sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc thực hiện linh hoạt "room" tăng trưởng tín dụng cho mỗi ngân hàng như năm 2013, tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và đề án xử lý nợ xấu cũng như hoạt động xử lý nợ xấu thông qua VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) nhằm giảm nợ xấu và lưu thông vốn trong nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm 2014, NHNN cũng sẽ điều hành linh hoạt giữa công cụ lãi suất và một số công cụ khác như thị trường mở, NHNN sẽ điều tiết các kênh vốn, có kênh đưa tiền ra và cũng sẽ có kênh hút tiền về nhằm kiểm soát lạm phát, phấn đấu tổng phương tiện thanh toán cả năm từ 14-16%. NHNN cũng thực hiện cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo đúng chủ trương là tập trung vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên, đáp ứng đủ nguồn vốn với lãi suất thấp hơn đối với cho vay tạm trữ lúa gạo, phối hợp với các bộ ngành cho vay trong chương trình thí điểm các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, trong thời gian tới NHNN sẽ quy định mức lãi suất cho vay đối với các DN thực hiện thu mua tạm trữ vụ Đông Xuân 2014 tối đa là 7%/năm; mức lãi suất cho vay trong chương trình thí điểm các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy XK các sản phẩm nông nghiệp tối đa là 7%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và tối đa là 10-10,5%/năm đối với khoản vay trung, dài hạn. Song Trân(ghi) |
An Tư (ghi)
Tại LienViet PostBank, hiện có những khoản vay áp dụng mức lãi suất chưa đến 5%/năm chứ không nhất thiết căn cứ lãi suất huy động 6%/năm thì cho vay 8%/năm. Ảnh: ST