【lịch thi đấu đức 2】Khuyến công Tây Ninh: Hút vốn đối ứng
TheếncôngTâyNinh Hútvốnđốiứlịch thi đấu đức 2o báo cáo từ UBND tỉnh Tây Ninh, giai đoạn từ năm 2014-2018, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình khuyến công đạt trên 78,6 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách trung ương và địa phương hỗ trợ chỉ 9,35 tỷ đồng, hơn 69 tỷ đồng còn lại là nguồn đối ứng và đóng góp từ phía đối tượng thụ hưởng.
Có thể thấy, khuyến công Tây Ninh có sức hút khá lớn với các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh. Lý giải về sức hấp dẫn này, theo đại diện UBND tỉnh Tây Ninh, đó là do chương trình khuyến công của tỉnh luôn được xây dựng trên cơ sở khảo sát nhu cầu một cách khắt khe. Cán bộ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh không chỉ theo dõi sát các cơ sở mà còn tư vấn, hướng dẫn một cách cụ thể, hữu ích thông tin về thị trường, công nghệ sản xuất và sản phẩm cho các đối tượng thụ hưởng. Do đó, các đề án được xây dựng có tính khả thi cao, đạt hiệu quả tốt.
Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất cơ khí xây dựng |
Một trong những nội dung thu hút nguồn vốn cũng như sự quan tâm của các doanh nghiệp CNNT là xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất.
Với nội dung này, 5 năm qua, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia Tây Ninh đã hỗ trợ thực hiện 12 đề án, tổng kinh phí 2,8 tỷ đồng. Chương trình khuyến công địa phương cũng hỗ trợ 2,36 tỷ đồng cho 20 doanh nghiệp ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất.
Theo số liệu thống kê, Tây Ninh hiện có gần 9.000 cơ sở công nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho trên 163.000 lao động. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, nguồn vốn cho đổi mới thiết bị công nghệ ít. Do đó, có không ít cơ sở có nhu cầu nhưng không đáp ứng đủ tiêu chí để thụ hưởng chính sách khuyến công.
Xác định doanh nghiệp là lực lượng chính cần được hỗ trợ trong thời gian tới, UBND tỉnh Tây Ninh đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho chương trình khuyến công. Cụ thể, trong 2 năm 2019 - 2020, tỉnh sẽ khảo sát, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho khoảng 25 doanh nghiệp, cơ sở từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương; giai đoạn 2021-2030 sẽ có trên 300 lượt doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ.
Để thực hiện được mục tiêu này, UBND tỉnh Tây Ninh đề nghị các đơn vị liên quan đẩy mạnh và cải tiến nội dung tuyên truyền để phổ biến thông tin về khuyến công một cách rộng rãi nhất tới cơ sở CNNT. Phát huy hiệu quả mạng lưới cộng tác viên về việc cung cấp thông tin, xây dựng, thực hiện đề án khuyến công; trao đổi kinh nghiệm về hoạt động khuyến công giữa các địa phương trong tỉnh nhằm học hỏi kinh nghiệm và phát huy cách làm hay của mỗi địa phương; gia tăng bố trí nguồn ngân sách địa phương cho công tác khuyến công.
Ngoài ra, công tác khuyến công bám sát quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội để xây dựng đề án theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cùng góp sức tạo bước phát triển rõ rệt cho công nghiệp của tỉnh.
Từ năm 2014-2018, khuyến công Tây Ninh đã triển khai thực hiện 32 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, qua đó giúp cải thiện đáng kể năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở CNNT.