Thị trường phân hóa
Đà tăng chững lại hôm nay có nhiều nguyên nhân. Điều đầu tiên là sự thận trọng quay lại sau khi thị trường chứng khoán thế giới bình tĩnh trước sự kiện kết thúc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Vài phiên rồi thị trường thế giới tăng khỏe cũng là chờ đợi một kết quả tốt. Tuy vậy đã không có tuyên bố chính thức nào được đưa ra và hai bên sẽ trở lại đàm phán vào cuối tháng 1.
Các thị trường không đến nỗi thất vọng,Đàtăngchữnglạithịtrườngvẫnghiđiểlịch thi đấu giải vô địch quốc gia chile nhưng đều giảm nhịp tăng. Thị trường trong nước cũng không ngoại lệ khi nhà đầu tư dừng mua để nghe ngóng. Biểu hiện cụ thể là thanh khoản lại thấp xuống. Tổng giá trị giao dịch hai sàn lại xuống dưới mức 3.000 tỷ đồng. Nói chung mức giao dịch như vậy vẫn là trong quỹ đạo thấp.
Hôm qua thanh khoản rất tốt, nhưng hôm nay đã thay đổi theo hướng xấu đi. Khó có nguyên nhân nào khiến nhà đầu tư thay đổi quan điểm chỉ sau một đêm. Yếu tố duy nhất là tâm lý. Nhà đầu tư đã thận trọng trở lại và giải ngân nhỏ, chậm rãi.
Yếu tố thứ hai là hệ quả trực tiếp từ thanh khoản: Cổ phiếu đã không còn sức mạnh để tăng ào ạt nữa. Hôm qua cứ 1 mã giảm có 1,6 mã tăng, hôm nay ngược lại, 1 mã giảm chỉ có 0,85 mã tăng. Tình trạng phân hóa này đương nhiên dẫn tới sự suy yếu ở chỉ số.
Đặc biệt trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, một số mã quay đầu điều chỉnh. Có thể kể tới VNM giảm 0,15%, VIC giảm 0,1%, VCB giảm 1,43%, SAB giảm 1,64%, FPT giảm 0,59%, SSI giảm 0,78%, BID giảm 1,52%.
Bộ ba cổ phiếu lớn là VNM, VIC và VCB cùng giảm nên các chỉ số đã bị ảnh hưởng phần nào, dù mức giảm không mạnh. Blue-chips tăng giá khá nhiều nhưng cũng ít cổ phiếu nổi bật. Có thể điểm ra là MSN tăng 1,52%, GAS tăng 1,56%, CTG tăng 2,72%, PLX tăng 1,66%, VRE tăng 1,38%.
Hiện tượng phân hóa xuất hiện tùy thuộc vào cổ phiếu và cũng không mang đặc điểm của nhóm ngành. Ngân hàng có nhiều mã tăng tốt như CTG, TPB nhưng cũng có nhiều mã giảm mạnh như VCB, BID, SHB. Dầu khí có GAS, PLX mạnh nhưng PVS lại cắm đầu giảm 2,17%, PVD giảm 0,97%.... Như vậy cổ phiếu đang chịu các sức ép khác nhau do nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn.
VN-Index nỗ lực vượt 900 điểm
5 phiên tăng gần nhất đã chấm dứt chuỗi ngày dài giảm liên tục từ đầu tháng 12 và đưa VN-Index quay về sát mức 900 điểm. Điểm cao nhất ngày hôm nay đã tới trên 899 điểm nhưng VN-Index vẫn chưa thể đạt kết quả tốt hơn.
Ngưỡng 900 điểm cũng chỉ là mốc tâm lý thông thường nhưng đã 8 phiên rồi thị trường chưa giành lại được. Thị trường lúc này đã tới gần giữa tháng 1, tức là vài ngày nữa sẽ có kết quả kinh doanh. Nếu có thời điểm nào thuận lợi cho thị trường phục hồi thì chính là lúc này.
Về mặt định giá cơ bản, rất nhiều phân tích đều nói giá cổ phiếu điều chỉnh tới mức hợp lý, nhưng thị trường có nghĩ như vậy hay không mới là quan trọng. Nếu cổ phiếu rẻ, tại sao thanh khoản lại thấp. Nếu cổ phiếu rẻ mà nhà đầu tư vẫn chưa chịu mua vào, tức là phải có rủi ro nào đó khiến họ lo ngại.
5 phiên tăng vừa rồi giúp VN-Index có được hơn 20 điểm, tương đương gần 2,3%. Trong khi đó nhiều cổ phiếu tăng tốt hơn. Ví dụ GAS đã tăng 7,8%, VNM tăng 7,2%, CTG tăng 4%... Như thế mức tăng giá ở cổ phiếu không phải là nhỏ kể từ khi chính cổ phiếu đó chạm đáy. Vì vậy không nhất thiết phải nhìn vào VN-Index để đánh giá thị trường, cổ phiếu đang được nhà đầu tư thu gom rõ hơn.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
1.882 tỷ đồng (-12%) | 102,4 triệu (-6%) | 268 tỷ đồng (-24%) | 21,3 triệu (-21%) |
Khánh Nhi