【cầu thủ manchester city】Sửa chính sách để khơi thông nguồn lực tài sản công

sua chinh sach de khoi thong nguon luc tai san cong

Quang cảnh hội nghị.

Từng bước quy chuẩn

Theửachínhsáchđểkhơithôngnguồnlựctàisảncôcầu thủ manchester cityo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu như: y tế, giáo dục, thể dục, thể thao môi trường, văn hóa, khoa học công nghệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển trí tuệ, nhân cách của con người, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với quá trình đổi mới, chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập cũng từng bước được chuyển đổi ngày càng mạnh hơn theo hướng giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, biên chế, về tài chính cho các đơn vị.

Riêng đối với lĩnh vực quản lý tài sản công, vì các đơn vị sự nghiệp công lập đang nắm giữ khoảng 70% tổng giá trị tài sản Nhà nước tại khu vực hành chính sự nghiệp, do đó, đây vừa là tiền đề, vừa là mục tiêu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập và được Nhà nước hết sức coi trọng.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí diễn giải: Nếu như trước đây, Nhà nước thực hiện việc quản lý tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập như cơ quan hành chính Nhà nước, nghĩa là Nhà nước giao tài sản hoặc giao ngân sách để đầu tư mua sắm, đơn vị chỉ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch Nhà nước giao.

Từ năm 2002, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 1/2002/NĐ-CP quy định cơ chế tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị có thu đã từng bước được phép sử dụng tài sản Nhà nước giao để sản xuất, cung ứng dịch vụ và thực hiện trích khấu hao tài sản cố định.

Đến năm 2009, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với những nội dung cụ thể chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; xác định giá trị tài sản Nhà nước; tổ chức giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 12/2012/TT-BTC quy định tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.

Có thể nói, những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã thể chế hóa chủ trương lớn của Việt Nam về cơ chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước cho phép xác định giá trị tài sản công để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp và cho phép các đơn vị này được sử dụng tài sản Nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh liên kết; đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, khai thác có hiệu quả nguồn lực có sẵn có từ tài sản Nhà nước gắn với việc huy động các nguồn lực của tư nhân để đầu tư phát triển dịch vụ sự nghiệp công.

sua chinh sach de khoi thong nguon luc tai san cong
Đại diện Bệnh viện K tham gia ý kiến.

Đẩy mạnh hơn nữa

Cho biết thêm về việc thực hiện các quy định quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, ông Nguyễn Tân Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản khẳng định, quá trình triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nhiều đơn vị khi được giao vốn đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu nhập cho người lao động và nộp ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Quản lý công sản, những chuyển biến trong thực tiễn quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu tăng cường đầu tư hàng năm cho xây dựng cơ sở vật chất các hoạt động sự nghiệp công cơ bản, đồng thời có chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ sự nghiệp công dưới sự giám sát của Nhà nước.

Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52 nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiên, vừa khuyến khích các đơn vị tự chủ cao hơn trong việc khai thác nguồn lực tài sản, vừa quản lý tốt hơn nguồn lực này.

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52 hiện đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để ban hành, tuy nhiên, sau khi Nghị định ra đời sẽ triển khai ngay theo yêu cầu Chính phủ, do đó, Bộ Tài chính phải gấp rút tập huấn, tuyên truyền tới các đơn vị, địa phương để chính sách sớm phát huy hiệu quả trong thực tế.

Nghị định này tập trung sửa đổi, bổ sung các nội dung như: Điều kiện đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước xác định giá trị tài sản Nhà nước để giao cho đơn vị quản lý tho cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; Xác định giá trị tài sản Nhà nước để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; Tổ chức giao tài sản Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; Khấu hao tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.

Những sửa đổi, bổ sung này được đa số ý kiến thảo luận tại hội nghị đánh giá cao và cho rằng đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong triển khai thực tế tại các đơn vị và địa phương.

Có thể nói, tới đây, khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, việc nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài sản công, tài sản thuộc kết cấu hạ tầng là hết sức cấp thiết. Do vậy, việc điều chỉnh các chính sách kịp thời, nhanh chóng nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc đầu tư phát triển, khai thác tài sản công, làm gia tăng giá trị tài sản công và quản lý có hiệu quả nguồn lực này là một việc làm rất có ý nghĩa vào thời điểm này.