【bongs đá trực tiếp】Tăng trưởng GDP trông chờ vào dịch vụ

TS. Lê Quốc Phương,ăngtrưởngGDPtrôngchờvàodịchvụbongs đá trực tiếp nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương)

“Để nền kinh tếtăng trưởng vững chắc, một mặt vẫn phải dựa vào hoạt động sản xuất, nhưng cần chú trọng tập trung hơn phát triển dịch vụ”, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) kiến nghị.

Thưa ông, đúng như dự báo, hoạt động sản xuất, kinh doanh tháng 7 và 7 tháng đầu năm nay tiếp tục đà khởi sắc?

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7 tháng đầu năm nay vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm nay, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,5%, trong khi cùng kỳ năm 2023 giảm 0,8%. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nếu 7 tháng năm 2023 giảm 1,2%, thì năm nay tăng 9,5%. Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm có mức tăng rất cao như sản phẩm từ cao su và plastic tăng 28,7%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 21,5%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 17,3%; khai thác quặng kim loại tăng 15,0%... 

Điều đáng mừng là, vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tiếp tục gia tăng và đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nếu 7 tháng đầu năm 2023, FDI thực hiện đạt 11,58 tỷ USD, thì 7 tháng đầu năm nay đã đạt 12,55 tỷ USD. Chỉ có điều đáng tiếc là tiêu dùngnội địa không đạt như kỳ vọng dù lương cơ sở tăng 30%, lương hưu và trợ cấp xã hội tăng 15% và lương tối thiểu vùng tăng 6% kể từ ngày 1/7/2024.

Nhưng tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm nay vẫn tăng khá?

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ đầu năm đến nay tăng 8,7%, nhưng sau khi loại trừ yếu tố lạm phát chỉ còn tăng 5,2%. Trước đại dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng luôn tăng ở mức 2 con số, nhưng đã bị giảm mạnh, giảm liên tục kể từ năm 2022, dù mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường. Nếu tính tốc độ tăng trưởng thị trường nội địa bình quân từ năm 2020 trở lại đây, thì chưa phục hồi như giai đoạn trước năm 2019.

Thị trường nội địa tăng trưởng chậm, ông có nghĩ là có nguyên nhân từ sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân nhằm bảo vệ môi trường?

Khí hậu toàn cầu biến đổi ngày càng cực đoan, vì vậy, để bảo vệ môi trường, xu hướng tiêu dùng của thế giới đã thay đổi, đặc biệt tại các nước phát triển. Theo đó, thay vì việc mua sắm theo ý thích, mua cả những vật dụng ít khi sử dụng, không thiết thực, người tiêu dùng đã hạn chế chi tiêu, thậm chí, không ít người tiêu dùng còn không ngại sử dụng đồ “second hand”, sử dụng đồ đã mua sắm từ lâu thay vì chạy theo thị hiếu, chạy theo mốt, theo trào lưu.

Người tiêu dùng Việt Nam cũng theo xu hướng này, giới trẻ giảm dần việc chạy đua mua sắm, nhất là hàng công nghệ mới ra lò, quần áo, giày dép thời trang. Còn người trung tuổi không ngại sử dụng quần áo, dày dép, tư trang cá nhân đã mua từ những năm trước.

Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cũng cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hóa (chiếm trên 77% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng) từ đầu năm đến nay chỉ tăng 4,3% sau khi loại trừ tăng giá, tức là còn thấp hơn mức tăng thu nhập bình quân của người lao động (7,5 triệu đồng/tháng), tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nội địa được coi là một trong 3 động lực tăng trưởng kinh tế. Thị trường nội địa khó tăng trưởng mạnh, vậy GDP đã mất đi một động lực?

Ngoại trừ có diễn biến bất thường như đại dịch Covid-19 xảy ra, thì thu nhập của người dân mới không tăng, hoặc giảm. Thu nhập tăng, không tăng chi tiêu cho đời sống vật chất, tất nhiên người dân tăng chi tiêu cho nhu cầu vui chơi, du lịch, giải trí và các loại dịch vụ khác.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 7 tháng đầu năm nay, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống (chiếm 11,6%) tăng 15,2%; du lịch lữ hành (chiếm 1,0%) tăng 31,8%; doanh thu dịch vụ khác như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, văn hóa, vui chơi, giải trí, giáo dục, logistics... chiếm trên 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi tích cực khi tỷ trọng đóng góp của khu vực sản xuất giảm dần, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, thay vào đó là dịch vụ. Trong 2 quý đầu năm nay, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng 6,42% của GDP thì khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 5,96%; công nghiệp và xây dựng 44,28%; còn lại là khu vực dịch vụ đóng góp 49,76%.

Như vậy, khu vực dịch vụ đã đóng góp gần một nửa vào tốc độ tăng trưởng GDP. Mặc dù vậy, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển (dịch vụ đóng góp trên 70% tốc độ tăng trưởng GDP).

Nền kinh tế Việt Nam chắc chắn phải theo xu hướng này, thưa ông?

Nhu cầu tiêu dùng vật chất hữu hạn, người ta chỉ cần một chiếc ô tô, vài cái đồng hồ, dăm bảy đôi giày dép, vài ba chục bộ quần áo..., khi đủ rồi thì thôi, nếu có thay thì cũng phải vài ba năm mới thay. Nhưng nhu cầu tiêu dùng dịch vụ thì vô hạn, tuần trước người ta đi xem phim, tuần sau vẫn muốn đi xem nếu có phim mới; tháng trước đi du lịch, tháng sau cũng muốn đi du lịch; tuần nào người ta cũng muốn đi ăn nhà hàng; nhu cầu làm đẹp của phụ nữ lại càng vô hạn... Ngoài ra là nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm càng ngày càng lớn khi thu nhập của người dân tăng lên.

Vì vậy, bên cạnh việc vẫn tập trung phát triển hoạt động sản xuất, tạo mọi điều kiện cho tổ chức, cá nhân mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút vốn FDI chất lượng cao, phải tập trung hơn nữa phát triển khu vực dịch vụ, không chỉ là dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân trong nước, mà phục vụ người nước ngoàiđể thu hút khách du lịch quốc tế, qua đó phát triển được lĩnh vực du lịch, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí...

So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có lợi thế vô cùng lớn trong thu hút khách du lịch quốc tế. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước và tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm nay nhiều khả năng vượt qua kỷ lục của năm 2019 (trên 18 triệu lượt người), nhưng chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế ở Việt Nam rất khiêm tốn so với nhiều nước, hiện vào khoảng 170 USD/ngày, còn khách du lịch nội địa vào khoảng 60 USD/ngày, do các hoạt động đi kèm du lịch vẫn rất nghèo nàn, đơn điệu. Vì thế, trong lĩnh vực dịch vụ, cần ưu tiên phát triển du lịch và các dịch vụ đi kèm.