【kèo bóng đá là gì】Xe sang nhập khẩu
Đủ mạnh để đứng riêng
“Chật chội” là một trong những lý do để các thương hiệu xe sang với các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc quyết định “tách” không tổ chức triển lãm “chung sân” với các DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước (VAMA) từ năm 2015 này. Tuy nhiên đấy chỉ là một lý do bởi chưa bao giờ thị trường ô tô Việt Nam lại sôi động như hiện nay với sự có mặt của đông đảo các thương hiệu xe sang nổi tiếng trên thế giới như: Audi,ậpkhẩkèo bóng đá là gì BMW, Jaguar, Land Rover, MINI, Porsche, Renault, Lexus, Roll Royce, Infiniti, Maybach, Peugeot, Mercedes ...
Thông tin từ Ban tổ chức Triển lãm Ô tô quốc tế Việt Nam (Việt Nam International Motor Show-VIMS 2015 diễn ra từ ngày 9 đến 13-11 tại Hà Nội) cho biết: sẽ có ít nhất 9 mẫu xe mới được giới thiệu tại triển lãm này. Đó là mẫu đa dụng AudiQ3, BMW 640i Gran Coupé mới, MINI Cooper S thế hệ 2015, mẫu xe mui trần F-Type R Convertible G của Jaguar, New Discovery Sport của Land Rover, chiếc 911 GT3 RS của Porscher Việt Nam, chiếc hatchback Megane của Renault, chiếc crossover U6 Turbo Eco Hyper 2015 của Luxgen; mẫu CC mới của BAIC. Các hãng xe sang như Audi, BMW, Porscher đều cho biết trong vài năm trở lại đây, lượng xe sang tiêu thụ tại thị trường Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Việc Triển lãm Ô tô quốc tế Việt Nam lần đầu tiên tổ chức đã chọn Hà Nội là nơi để giới thiệu các mẫu xe phân khúc cao cấp của mình cho thấy thị trường Hà Nội đang chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt đối với các dòng xe sang nhập khẩu nguyên chiếc. |
Đơn cử như với thương hiệu xe sang đến từ Nhật Bản, Lexus, tháng cao điểm trong năm 2015, thương hiệu này đã giao tới 114 chiếc Lexus tới khách hàng, tăng đến 256% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung từ đầu năm tới nay, Lexus đã đạt mức tăng tới 258% với doanh số đạt 724 chiếc. Kết quả này đưa Lexus dễ dàng cạnh tranh vị trí xe sang thứ hai chỉ sau 2 năm có mặt tại Việt Nam.
Hay như với hai thương hiệu đình đám là BMW và Mercedes- Benz, năm 2014, BMW đã rất dễ dàng đạt mức tăng trưởng 32% và Mercedes-Benz Việt Nam đạt tăng trưởng 43% (đưa Việt Nam trở thành thị trường tăng trưởng nhanh nhất châu Á và nhanh thứ hai toàn thế giới của thương hiệu Mercedes-Benz). Và tốc độ tăng trưởng tốt này vẫn được giữ vững trong năm 2015. 8 tháng năm 2015, hơn 2.500 chiếc xe Mercedes- Benz được bán ra, tăng 54% so với cùng kỳ. Nhờ đó thị phần của thương hiệu “ngôi sao ba cánh” trong phân khúc xe sang đã tăng từ 54% đến 72%. “8 tháng năm 2015, BMW vẫn giữ tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2014” là thông tin được ông Nguyễn Đăng Thảo, Giám đốc kinh doanh Euro Auto - đơn vị nhập khẩu chính thức BMW phấn khởi thông báo cho phóng viên Báo Hải quan.
Ấn tượng hơn cả là sự tăng trưởng của thương hiệu Peugeot, thương hiệu xe sang đến từ Pháp do công ty cổ phần ô tô Trường Hải NK và phân phối. 7 tháng đầu năm 2015 có 258 xe Peugeot đến tay khách hàng, tăng 638% so với cùng kỳ năm 2014. Với sự chiếm lĩnh thị phần rất nhanh, các thương hiệu ô tô NK giờ đây đã có chỗ đứng vững chắc của mình tại thị trường Việt Nam. Do vậy việc tách riêng để khẳng định vị thế của mình là lẽ tất yếu.
Xu thế NK
Năm 2015 được đánh giá là năm ngành kinh doanh, sản xuất ô tô “làm ăn tốt”, đặc biệt lượng xe nguyên chiếc NK đang tăng với tốc độ chóng mặt. Nếu như nửa đầu năm 2015, lượng xe NK đạt 57.000 xe, kim ngạch NK đạt 1,55 tỷ USD (tăng 121,6% về lượng và tăng 186% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái) thì 8 tháng qua, theo số liệu cập nhật từ VAMA, tổng giá trị kim ngạch NK ôtô nguyên chiếc ước đạt trên 1,9 tỷ USD, tăng tới trên 132,1% so với cùng kỳ năm 2014 (vượt xa tổng mức giá trị kim ngạch 1,57 tỷ USD của cả năm 2014).
Một số liệu khác cho thấy rõ hơn về xu thế tăng nhanh của xe NK. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8 vừa qua, các doanh nghiệp NK về Việt Nam 10.794 xe, kim ngạch 201 triệu USD, tăng 85% về lượng và 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp nhập về 75.236 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 1,911 tỷ USD, tăng tương ứng 102% về lượng và 133% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 27.763 xe, kim ngạch 317 triệu USD, tăng 69% về lượng và 59% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Với sức tăng chóng mặt của thị trường, cùng với lộ trình giảm thuế NK xe nguyên chiếc theo các cam kết hội nhập, xu thế NK xe du lịch nguyên chiếc tăng nhanh không còn là điều đáng ngạc nhiên. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam giờ đều đi “hai chân” là NK nguyên chiếc và lắp ráp. Và đã có doanh nghiệp, mảng NK xe nguyên chiếc còn phát triển nhanh và chiếm số lượng lớn hơn xe lắp ráp trong nước.
Thậm chí có nhận định còn cho rằng, đến mốc thời điểm năm 2018 (thuế NK xe trong khu vực giảm xuống 0%) Việt Nam sẽ gần như chuyển sang NK ô tô.
Để xu thế này không xảy ra, Chính phủ đã và đang ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Nhiều doanh nghiệp lớn như Thaco, Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Mercedes-Benz Việt Nam... đều có những cam kết và động thái tiếp tục đầu tư sản xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên lãnh đạo các doanh nghiệp này đều có câu trả lời khá ngập ngừng và chung chung cho câu hỏi nhận định về xu thế phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam trong thời gian tới, bởi lẽ, thời gian dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với sản phẩm NK không còn nhiều, quan trọng hơn các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước vẫn chưa được cụ thể và nhất quán.