Rà soát áp dụng chống bán phá giá bột ngọt Trung Quốc,ínhthứcápthuếchốngbánphágiásợiTrungQuốcẤnĐộtin chuyen nhuong moi nhat mu Indonesia | |
Điều tra chống lẩn tránh chống bán phá giá, chống trợ cấp đường Thái Lan |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Ngày 13/10/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2302/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.
Theo đó, Bộ Công Thương tiếp tục duy trì thuế CBPG đã áp dụng trước đó theo Quyết định số 2080/QĐ-BCT ngày 31/8/2021 áp dụng thuế CBPG tạm thời với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester từ các quốc gia nói trên.
Cụ thể, mức thuế CBPG được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu của Ấn Độ là 54,9%; Indonesia là 21,94%; Malaysia là 21,23%; Trung Quốc từ 3,36% - 17,45%.
Thuế CBPG chính thức có hiệu lực từ ngày 16/10/2021. Thời gian áp dụng thuế CBPG chính thức là 5 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Công Thương).
Trước đó, Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 4/2020 trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 11/2019.
Kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia gia tăng đột biến.
Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19, nhập khẩu sản phẩm sợi filament trong 6 tháng năm 2021 đạt gần 258 nghìn tấn, tăng tới 37% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước.