1. Mất trí nhớ ngắn hạn
Những người có nguy cơ sa sút trí tuệ có thể nhớ những điều trong quá khứ nhưng họ không nhớ những việc xảy ra cách đây vài giờ,ấuhiệusớmsasúttrítuệkhôngnênbỏthứ hạng của al arabi tình trạng này gọi là mất trí nhớ ngắn hạn. Đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo của sa sút trí tuệ.
2. Khó giao tiếp
Một số người có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng câu đúng khi giao tiếp hoặc có xu hướng quên những từ ngữ phổ biến được sử dụng trong giao tiếp.
3. Thay đổi tâm trạng
Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến thay đổi tâm trạng nhưng nếu bạn rơi vào tình trạng cực đoan và có những hành vi gây hấn, điều đó có thể do bạn bị ảnh hưởng bởi chứng sa sút trí tuệ.
4. Thờ ơ
Nếu một người đột nhiên trở nên thờ ơ, mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động hàng ngày, họ cần được kiểm tra về trí nhớ.
5. Khó thực hiện các nhiệm vụ
Khi một người trở nên khó thực hiện các hoạt động hàng ngày và những nhiệm vụ bình thường mà họ từng làm một cách dễ dàng trước đây, đó có thể là dấu hiệu sa sút trí tuệ.
6. Lú lẫn
Biểu hiện của tình trạng này là nhầm lẫn trong khi thực hiện những nhiệm vụ dễ dàng, không hiểu những chuyện đơn giản, bối rối khi ai đó cố gắng nói chuyện cùng.
7. Lặp lại hành động
Một người cũng được coi là có dấu hiệu sa sút trí tuệ nếu thường xuyên lặp lại một hành động vừa kết thúc hay vẫn tiếp tục nói những điều đã nói trước đó.
8. Mất phương hướng
Người có nguy cơ sa sút trí tuệ có thể bị mất phương hướng và thậm chí trong những trường hợp nặng còn quên mất địa chỉ nhà, nơi làm việc. Đây là một dấu hiệu không nên bỏ qua.
Theo Dân trí