Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam” (Dự án LED) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hỗ trợ.
Đây là hội thảo thứ 3 trong chuỗi các hội thảo triển khai thí điểm Chương trình Dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm chiếu sáng LED,ừnămcácsảnphẩmđènLEDbắtbuộcphảidánnhãnnănglượty so vigo nhằm phổ biến, hướng dẫn và trao đổi về quy định dán nhãn năng lượng hiệu quả cho các sản phẩm chiếu sáng này, để chuẩn bị sẵn sàng cho việc dãn nhãn bắt buộc kể từ ngày 01/01/2020.
Mục tiêu của Chương trình Dán nhãn Năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng (480 triệu USD) và giảm phát thải 34 triệu tấn CO2 tính tới năm 2030. Lượng điện quốc gia tiết kiệm sẽ vào khoảng 6.000 GWh/năm, giảm nhu cầu đối với khoảng hai nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 500 MW (tương đương với 1 tỷ USD đầu tư nhà máy điện).
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thao, Giám đốc trung tâm Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (HTD) khẳng định: “Đây là thời điểm phù hợp để triển khai chương trình dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm chiếu sáng LED. Sự hỗ trợ của dự án LED trong 02 năm qua đã mang lại sự chuyển đổi tích cực trong kinh nghiệm và trình độ sản xuất cũng như chuyển hướng thị trường chiếu sáng Việt Nam theo công nghệ LED, một công nghệ chiếu sáng tiên tiến hiện nay”.