【ajax vs volendam】Công bố 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2018

cong bo 100 doanh nghiep phat trien ben vung nam 2018

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ.

Chúng ta cần phát triển nhanh để rút ngắn khoảng cách với các nước,ôngbốdoanhnghiệppháttriểnbềnvữngnăajax vs volendam còn chúng ta cần phát triển bền vững là đi đến cùng mục tiêu phát triển hùng cường, trường tồn và phồn vinh, thịnh vượng của đất nước.

Nhiều điểm mới

Đứng đầu danh sách Top 100 Doanh nghiệp bền vững 2018 là: Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Nova; Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức; Công ty TNHH Swiss Post Solution; Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa; Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín; Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt; Công ty cổ phần Đầu tư LDG; Công ty TNHH Loscam Việt Nam; Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; Công ty TNHH Amway Việt Nam; Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam…

Đáng chú ý, năm nay, Bộ chỉ số CSI 2018 đã có những điểm mới đáng ghi nhận. Bên cạnh việc số lượng tiêu chí được giảm bớt từ 134 tiêu chí (năm 2017) xuống còn 131 tiêu chí năm nay, các tiêu chí cũng được điều chỉnh tiệm cận với Bộ tiêu chuẩn GRI standard của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu, cũng như phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), điểm đặc biệt của Chương trình năm nay là Ban tổ chức đã phối hợp với các nhóm chuyên gia xác lập một “mức chuẩn phát triển bền vững”.

Theo đó, trong mỗi lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường mà Bộ chỉ số đề cập, đều được chia ra thành tiêu chí cơ bản (mức chuẩn) và nâng cao. Ví dụ nếu DN đáp ứng tiêu chí “DN có chiến lược phát triển” thì sẽ chỉ đạt mức cơ bản, trong khi đó mức nâng cao sẽ yêu cầu DN có “chiến lược gắn kết với 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”. Đây cũng là cách Bộ chỉ số CSI giúp hoạch định một lộ trình cho các DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, khi bắt đầu tiếp cận với khái niệm PTBV sẽ hình dung ra được các công việc cần thực hiện để đảm bảo DN phát triển bền vững. Không chỉ dừng lại ở đó, những DN tham gia Chương trình năm nay nếu được đánh giá đạt mức chuẩn trên cũng sẽ nhận được giấy chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn bền vững”. Thông qua đó, VCCI khuyến khích cộng đồng DN thực hiện PTBV để họ hiểu rằng, không lọt Top 100 không có nghĩa là DN đứng ngoài “cuộc chơi phát triển bền vững”.

Phát biểu tại Lễ công bố, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Đồng Chủ tịch VBCSD chia sẻ, một trong những thông điệp mà VCCI, VBCSD luôn cố gắng gửi gắm đến cộng đồng DN chính là hãy thay đổi tư duy kinh doanh, hãy nhìn nhận PTBV bằng một lăng kính mới. Trước hết, đó không phải là một câu chuyện xa vời dành cho những công ty, tập đoàn lớn hay những cường quốc của thế giới. Đó là câu chuyện đang hiện hữu ở mọi nơi, là yêu cầu tất yếu của sự phát triển”.

CSI – “chiếc gương” phản chiếu doanh nghiệp

Theo khảo sát của VBCSD, có tới 71% doanh nghiệp cho biết họ đã lên kế hoạch hành động cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và có 13% đã xác định các công cụ cần và 29% đặt ra các mục tiêu cụ thể. Trong khi đó, 90% người dân tin rằng việc các doanh nghiệp đăng ký với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là quan trọng, với hơn 80% cho biết họ có nhiều khả năng sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ các bên đã đăng ký thực hiện các mục tiêu này hơn.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, nếu coi PTBV là nấc thang cao nhất trên chiếc thang đo lường mức độ phát triển của doanh nghiệp, thì Bộ chỉ số CSI chính là chiếc gương phản chiếu sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Do đó, VCCI khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các thành viên Ban lãnh đạo doanh nghiệp, hãy nghiên cứu kĩ lưỡng Bộ chỉ số CSI, đưa CSI vào sâu trong từng hoạt động của doanh nghiệp, để CSI giúp các doanh nghiệp phát huy được hết những tiềm năng phát triển của mình.

TS. Vũ Tiến Lộc cũng cho biết trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với rất nhiều thách thức như hiện nay và không một DN nào có thể tự mình giải quyết tất cả những bài toán hóc búa đó, thì song song với sự cạnh tranh, DN cũng cần hợp tác chặt chẽ, không chỉ giữa DN với DN, mà còn giữa DN với Chính phủ, các cơ quan quản lý. Thúc đẩy hợp tác công – tư chính là một trong những phương thức hiệu quả nhất để sớm hiện thực hóa 17 Mục tiêu PTBV.

“Không cần phải là những hành động lớn lao, DN hãy bắt đầu từ việc thay đổi tư duy kinh doanh, nghiên cứu kĩ lưỡng các Mục tiêu toàn cầu, lựa chọn những mục tiêu phù hợp để lồng ghép vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và áp dụng Bộ chỉ số CSI để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Khi DN đã chủ động để chuyển mình, đã chuẩn bị kĩ càng nội lực mạnh mẽ, tất yếu lợi nhuận và tăng trưởng trong dài hạn sẽ đến. Và khi đó, sự ghi nhận từ Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững của VCCI sẽ tiếp thêm sức mạnh cho DN, giúp DN nâng cao uy tín với Chính phủ, các nhà đầu tư, khách hàng, qua đó giúp thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư và nắm bắt được những vận hội tươi sáng trong tương lai”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng tại Lễ Công bố, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch VBCSD tuyên bố phát động phong trào phát triển bền vững năm 2019.