Vina CHG phối hợp Ban chỉ đạo 389 tỉnh Cà Mau triển khai chống buôn lậu,ốihợpvớihiệphộingànhhàngngănchặnhànglậuhànggiảxem lai bong đa hàng giả Phối hợp chặt chẽ chống buôn lậu qua đường hàng không “Bắt tay” ngăn hàng lậu, hàng giả vận chuyển qua bưu chính Hải quan chủ động ngăn chặn hàng lậu, hàng giả tại cửa khẩu TP Hồ Chí Minh: Chặn hàng lậu, hàng giả cuối năm |
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Quang Hùng |
Trình bày báo cáo tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đỗ Hồng Trung nhấn mạnh, bên cạnh sự phát triển tích cực của nền kinh tế, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng trong hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử và trên thị trường vẫn còn diễn ra phổ biến.
9 tháng đầu năm 2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 106.091 vụ, trong đó có 3.052 vụ việc mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 98.833 vụ việc gian lận thương mại, gian lận về thuế, 4.206 vụ việc vi phạm hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Qua đấu tranh, các lực lượng thu nộp ngân sách nhà nước 10.062,9 tỷ đồng; khởi tố hình sự 1.341 vụ/1.807 đối tượng. |
Hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng trong nước và nước ngoài đa dang chủng loại như hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các mặt hàng gia dụng, hàng hóa chuyên ngành (như: phụ kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…); đặc biệt, một số mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ (như thuốc lá, pháo nổ, đường cát, phân bón, bia rượu, nước uống…). Cùng với đó, việc dán nhãn hàng hóa không đúng quy định vẫn còn diễn ra; một số nhãn hàng của doanh nghiệp trong nước cũng bị làm giả ngay trong nội địa hoặc làm giả từ nước ngoài, sau đó đưa vào thị trường nội địa để tiêu thụ.
Hoạt động thương mại bất hợp pháp, trái với quy định pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của nền kinh tế, môi trường làm ăn chân chính của các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng tới sức khoẻ, chi tiêu của người tiêu dùng.
Riêng trong quý 3/2023, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 40.000 vụ việc vi phạm, trong đó có 833 vụ việc mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 37.776 vụ việc gian lận thương mại, gian lận thuế, 1.433 vụ việc vi phạm hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.
Qua đấu tranh, các lực lượng đã thu nộp ngân sách 3.053 tỷ đồng; khởi tố hình sự 175 vụ/197 đối tượng.
Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của Văn phòng Thường trực, đồng thời đề xuất nhiều phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trực tiếp thực thi trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, biên giới đất liền, đường biển, đường hàng không và trong nội địa.
Cụ thể, thực hiện chức năng tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong thời gian qua, Văn phòng Thường trực đã thực hiện tốt công tác phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương, các hiệp hội, ngành hàng như Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hiệp hội mía đường Việt Nam...
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đã ký kết quy chế phối hợp. Ảnh: Quang Hùng |
Nhân Hội nghị này, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đã ký kết quy chế phối hợp.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam Koji Sugita cho biết, hiện nay, vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra tinh vi hơn thông qua các kênh thương mại điện tử. Với mục tiêu đảm bảo thị trường sản xuất xe máy, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Việc ký kết quy chế phối hợp, Hiệp hội mong muốn tiếp tục trao đổi thông tin về những nhãn hiệu của các doanh nghiệp thành viên, đồng thời phối hợp tổ chức các buổi đào tạo cho các lực lượng như Quản lý thị trường, Công an, Thanh tra… nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ chống hàng giả.
Hơn nữa, việc ký quy chế phối hợp lần này, tin tưởng hoạt động đấu tranh chống hàng giả tiếp tục được phối hợp chặt chẽ, nhất là trên nền tảng thương mại điện tử.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Lê Thanh Hải nhìn nhận, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cũng như các hiệp hội ngành hàng. Vì vậy, sau hội nghị này, Văn phòng Thường trực và các hiệp hội ngành hàng sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
“Mong muốn của các hiệp hội rất lớn. Các hiệp hội đã nêu ra được thực trạng hàng giả, hàng nhái mà các doanh nghiệp thành viên là nạn nhân. Hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả gây thất thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, có nhiều mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng như thuốc, thực phẩm chức năng, phụ tùng xe máy bị làm giả... Chỉ một mặt hàng giả được tiêu thụ trót lọt trên thị trường sẽ tước đi cơ hội của các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm”, ông Lê Thanh Hải chia sẻ.
Trên cơ sở ý kiến của các hiệp hội, tới đây, Văn phòng Thường trực tổng hợp, trao đổi với các lực lượng chức năng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trước mắt, rà soát khó khăn, vướng mắc về chồng chéo trong văn bản quy phạm pháp luật’ quy chế phối hợp, cơ sở vật chất… để báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế.
Văn phòng Thường trực sẵn sàng phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tổ chức tuyên truyền để nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.