【ket qua genoa】“Trước cứ đi phát bao cao su thì bị cho là nối giáo cho giặc”

Chiều 24/11,ướccứđiphátbaocaosuthìbịcholànốigiáochogiặket qua genoa tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã thông tin về tình hình dịch HIV/AIDS tại thành phố.

Theo đó, tính đến hết ngày 30/9/2015, tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thủ đô hiện đang còn sống là 18.320 người; tổng số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là 8.529 người; tổng số bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong do AIDS là 4.512 người.

Tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân là 249 người/100.000 dân. 100% quận, huyện thành phố Hà Nội đều có người nhiễm HIV.

Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội

Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội . Ảnh Viết Cường

Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tỉ lệ nam giới nhiễm HIV đang có chiều hướng giảm và tỉ lệ nữ nhiễm lại tăng. Lí giải điều này, ông Hạnh nói, trước đây HIV thường lây truyền qua đường tiêm chích ma túy, chủ yếu diễn ra ở nam giới. Vài năm nay, số người tiêm chích có giảm nên số nam giới bị nhiễm HIV cũng giảm theo. Trong khi đó, số người nữ bị mắc HIV lại có xu hướng tăng lên do lây truyền qua đường tình dục.

Trước câu hỏi của phóng viên về tình hình mại dâm tại Hà Nội có nhiều điểm hoạt động công khai và biện pháp giúp cho gái bán dâm tránh được HIV, ông Hạnh cho biết việc truy quét mại dâm là nhiệm vụ của Công an. Vai trò của Sở Y tế chỉ tiếp cận ở khía cạnh người nhiễm HIV.

“Chúng tôi tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV còn thực chất không thể biết được ai hành nghề mại dâm, ai không”, ông Hạnh giải thích.

Về biện pháp tuyên truyền, phòng chống, theo ông Hạnh có nhiều cách, trong đó đi phát bao cao su cho các nhà hàng, khách sạn là một ví dụ.

“Trước kia cứ đi để bao cao su ở các nhà hàng, khách sạn thì bị nói là nối giáo cho giặc nhưng giờ quan niệm đã thay đổi. Việc phát bao cao su không chỉ tránh nhiễm HIV mà còn phòng chống được nhiều bệnh khác lây qua đường tình dục”, ông Hạnh nói.

Hoàng Nguyên