Bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng chỉ số PCI
Theứtphámạnhmẽvềđiểmsốvàthứhạngnănglựccạnhtranhcấptỉkết quả trận river plateo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, PCI năm 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó, có 10.590 doanh nghiệp tư nhân và 1.282 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Sau 1 năm với nhiều nỗ lực phục hồi kinh tế, cải cách hành chính, thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, Long An đã vươn lên mạnh mẽ trên bảng xếp hạng chỉ số PCI cả nước, tăng 6 bậc xếp vị trí thứ 10 với 68,45 điểm.
Đáng chú ý, một số chỉ số thành phần của tỉnh Long An đạt được hạng cao gồm có: chi phí thời gian xếp thứ 2, tính năng động của chính quyền xếp thứ 4 và chi phí không chính thức xếp thứ 5.
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: năm 2022, tỉnh đã có những nỗ lực rất lớn với nhiều giải pháp cụ thể để nâng điểm 10 chỉ số thành phần. Những chỉ số thấp điểm, chúng tôi đều xây dựng các giải pháp phù hợp để bảo đảm khả năng, đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư đưa tỉnh trở lại với Top 10 các tỉnh có chỉ số PCI tốt nhất cả nước.
Dù có sự cải thiện thứ bậc nhưng tỉnh vẫn chưa thỏa mãn. Do đó, năm 2023, tỉnh sẽ quyết tâm nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng PCI năm 2023. Trong đó, tỉnh tập trung cải thiện các chỉ số như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, cải cách hành chính nhất là đẩy nhanh tiến độ giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào tỉnh.
Đứng thứ 3 cả nước về quy mô quy hoạch các KCN
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư, thời gian qua, đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp từ công tác truyền thông tuyên truyền đến thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tham mưu, rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch liên quan trực tiếp đến công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư.
Long An hiện đứng thứ 3 cả nước về quy mô quy hoạch các KCN. Về thu hút vốn đầu tư trong nước tại các KCN, Long An cũng đang đứng thứ 3 cả nước, còn thu hút vốn FDI đứng thứ 12 cả nước. Sau khi UBND tỉnh tổ chức đoàn công tác đến một số quốc gia Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) nhằm quảng bá, mời gọi đầu tư, vị thế Long An được nâng tầm.
Những tháng đầu năm 2023, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư hàng loạt DA có vốn triệu USD của các nhà đầu tư danh tiếng như Misubishi, Yokorei, Suntory Pepsico Việt Nam, Billion Ascent, Jungwon Vina, VNB Factory, King Mingo... Lãnh đạo tỉnh đang nỗ lực làm việc với một số nhà đầu tư trong và ngoài nước để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.
Hai năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có 15.910 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký 361.179 tỉ đồng. Trong đó, có 1.171 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 10.124,6 triệu USD, hiện có 588 dự án đi vào hoạt động.
Đeo bám mục tiêu trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động
Những bước tiến dài trong cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh sẽ góp phần giúp Long An bứt phá, trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh Long An tin rằng, đây sẽ là nền tảng để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh.
Quy hoạch tỉnh Long An đề ra 3 đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Đó là, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Phấn đấu đưa tỉnh Long An trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị-công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia.
Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tầm nhìn đến năm 2050, Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu…
Long An sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, vận tải, logistics và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trên các ngành, lĩnh vực quan trọng, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Môi trường đầu tư thông thoáng, quy hoạch bài bản, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được kích hoạt 24/7, kết nối, đồng hành cùng các nhà đầu tư mọi lúc, mọi nơi đây là điểm tựa để Long An tiếp tục có những bước tiến dài, củng cố năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cửu Long