【kết quả trân đấu đêm qua】Sinh viên du lịch và cơ hội việc làm tại thị trường ASEAN
Thách thức không nhỏ
Thỏa thuận MRA-TP gồm 32 chức danh nghề được chuẩn hóa cùng với 52 loại văn bằng,êndulịchvàcơhộiviệclàmtạithịtrườkết quả trân đấu đêm qua chứng chỉ, tạo khung pháp lý cho hoạt động đào tạo, đánh giá và thẩm định năng lực của lao động du lịch các nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành du lịch ở các quốc gia thành viên ASEAN. Điều này tạo ra cơ chế thống nhất để lao động du lịch được đào tạo ở mỗi nước có thể được công nhận và làm việc tại bất kỳ nước nào khác trong khối ASEAN, từng bước hình thành một thị trường lao động thống nhất, cạnh tranh và có chất lượng.
Sinh viên du lịch rèn luyện khả năng ngoại ngữ với người nước ngoài - ảnh Quang Huy
Khoa Du lịch – Đại học Huế đã đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài. Hằng năm, khoa kết nối, đưa sinh viên qua các nước ASEAN thực tập, trước hết là Thái Lan. Cách làm này vừa để sinh viên du lịch Huế làm quen với môi trường du lịch các nước Đông Nam Á, đồng thời cũng như một “nước cờ” thăm dò cách làm du lịch nước ngoài để điều chỉnh chiến lược đào tạo cũng như thay đổi nhận thức sinh viên.
PGS. TS. Bùi Thị Tám, Trưởng khoa Du lịch cho biết, phía đối tác nước ngoài đánh giá cao kiến thức và kỹ năng, nhất là thái độ chịu khó của sinh viên du lịch Huế, nhưng rào cản lớn nhất ở môi trường làm việc nội khối ASEAN là hạn chế về ngoại ngữ. Để thực hiện thỏa thuận MRA-TP phải có một quá trình, trải qua nhiều giai đoạn. Đây được xem như thời kỳ thử thách đối với tất cả các đơn vị đào tạo du lịch trong toàn Đông Nam Á.
Không phủ nhận, sinh viên du lịch Huế cũng có những thuận lợi, ngoài sự chịu khó vốn có của người miền Trung, mảnh đất Cố đô là điểm đến du lịch được thế giới biết đến và tỉnh nhà cũng có những con người có bề dày nghiên cứu văn hóa, du lịch. Đây là những yếu tố có thể “giỏi hóa” người học nếu họ sẵn sàng. Tuy nhiên, thách thức là không nhỏ nếu sinh viên thiếu nỗ lực nâng cao chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ, thậm chí thách thức còn nhiều hơn cả cơ hội. Bằng chứng là khả năng nghe và nói ngoại ngữ của đa phần sinh viên vẫn đang còn ở mức trung bình và mặt bằng chung về kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên du lịch chưa phải nổi trội.
Phải ý thức được cạnh tranh
Trước những hạn chế trên, Khoa Du lịch - ĐH Huế từng bước nghiên cứu để dần đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thị trường lao động. Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là lắng nghe góp ý của các doanh nghiệp để tạo ra chương trình phù hợp, mang tính thực hành cao hơn, trong đó chú trọng đến các kỹ năng: giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, ngoại ngữ… không chỉ trong khung chương trình đào tạo mà còn các hoạt động ngoại khóa, phong trào Đoàn- Đội.
Ngoài tiếng Anh căn bản, Khoa Du lịch đã áp dụng một số môn giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành như tiếng Anh khách sạn, tiếng Anh lễ tân. Từ học kỳ I, năm học 2016 - 2017, khoa bắt đầu mở thêm các học phần chuyên ngành giảng bằng tiếng Anh như Marketing dịch vụ, Quản lý điểm đến, Phương pháp nghiên cứu... bằng hình thức sinh viên tự nguyện đăng ký, với mức học phí bằng các học phần giảng bằng tiếng Việt. Đây là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm tạo thêm cơ hội và môi trường để sinh viên tăng cường kỹ năng ngoại ngữ. Trong tương lai, việc giảng dạy các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ được mở rộng hơn như là một trong những hướng chiến lược góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Theo PGS. TS. Bùi Thị Tám, Khoa Du lịch cũng đang tăng cường kết nối các doanh nghiệp nước ngoài để gia tăng cơ hội thực tập nghề và rèn luyện khả năng ngoại ngữ cho sinh viên. Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể các giải pháp đều phụ thuộc vào ý thức và thái độ người học. Nếu sinh viên du lịch Huế thực sự chủ động thì ngay chính những góc phố Huế hay những địa điểm du lịch của Cố đô với nhiều du khách nước ngoài đều có thể là nơi học tập lý tưởng. Nói cách khác nếu sinh viên ý thức được sự cạnh tranh thì có thể bẻ gãy mọi rào cản.
Lê Hữu Phúc