【kq bd hang 2 tbn】Tiếp tục kiến nghị gỡ vướng về trung chuyển quốc tế
Những vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển xuất phát từ quy định tại Điều 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ: “Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển,ếptụckiếnnghịgỡvướngvềtrungchuyểnquốctếkq bd hang 2 tbn sau đó được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này; không được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu khác trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hóa trung chuyển được đưa ra nước ngoài toàn bộ hoặc từng phần của lô hàng đã chuyển vào cảng”.
Vì quy định này, theo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, việc hàng hóa trung chuyển quốc tế không được phép vận chuyển qua lại giữa các cảng biển quốc tế trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã tác động trực tiếp đến việc kinh doanh của các hãng tàu, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các cảng biển quốc tế của Việt Nam.
Hiện nay, cả nước có trên 20 cảng biển có thể tiếp nhận, xếp dỡ tàu container quốc tế. Tuy nhiên, các tàu container quốc tế tập trung tại 3 cụm cảng lớn đó là cụm cảng TP.HCM, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải và cụm cảng Hải Phòng. Những năm qua, do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của các luồng hàng hải quốc tế, cụm cảng TP.HCM, Cái Mép được các hãng tàu lựa chọn làm các cảng trung chuyển quốc tế và trong khu vực. Tại khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải những năm gần đây hàng hóa thông qua cảng tăng trưởng cao 15 đến 20%/năm, số lượng tàu cập cảng tăng trên 50%/năm, từ năm 2015, lần đầu tiên khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải thực hiện trung chuyển quốc tế đạt mức 150.000 TEU. Mặc dù, mức tăng trưởng cao nhưng sản lượng container thực tế thông qua khu vực Cái Mép-Thị Vải mới chỉ đạt 20% công suất thiết kế. Trong khi đó, tại khu vực TP.HCM lại đứng trước nguy cơ thường xuyên quá tải. Riêng cảng Cát Lái đã chiếm gần 84% thị phần khu vực và sản lượng được dự báo gia tăng nhanh chóng. Chính vì vậy, nhu cầu điều chuyển tàu qua lại giữa các cảng biển quốc tế trong cùng cụm cảng TP.HCM hoặc ra các cảng Cái Mép để giảm tải trong những thời điểm nhất định là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động này không thực hiện được do hạn chế từ Điều 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Hàng hóa đưa vào khu vực trung chuyển chỉ được phép vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu khác khu vực trung chuyển đã đưa hàng hóa vào trong trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Tổng cục Hải quan, việc cho phép vận chuyển hàng trung chuyển quốc tế giữa các bên cảng Cái Mép-Thị Vải và các cảng biển quốc tế khu vực TP.HCM sẽ tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh, giải quyết ùn tắc. Hơn nữa, giải pháp này cũng đáp ứng nhu cầu thực tế kinh doanh của các hãng tàu, giúp DN kinh doanh cảng của Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển thị trường dịch vụ trung chuyển.
Chính vì vậy, tại một cuộc họp do Tổng cục Hải quan tổ chức mới đây về xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã chỉ đạo, với những nội dung thuộc phạm vi xử lý của Tổng cục Hải quan, đơn vị sẽ có hướng dẫn cụ thể việc giám sát hải quan đối với hàng hóa trung chuyển giữa các khu vực cảng biển thuộc một cụm cảng biển và do một Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý. Trường hợp do nhiều Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý, Tổng cục Hải quan sẽ trình Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thiện tờ trình xin ý kiến Bộ chủ quản và các Bộ liên quan (Công Thương, Giao thông vận tải) báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép hàng hóa được làm thủ tục trung chuyển giữa các cụm cảm biển thuộc địa bàn quản lý của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau; đồng thời mở rộng chủng loại hàng hóa được thực hiện dịch vụ trung chuyển (ngoài hàng hóa vận chuyển bằng container như hiện nay) như: Hàng rời, hàng lỏng, khí… Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện rà soát nội dung quy định tại Thông tư liên tịch 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT năm 2004 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hưởng dẫn dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển Việt Nam về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trước đó, tháng 8-2015, Bộ Tài chính đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép vận chuyển hàng hóa trung chuyển giữa các cảng biến quốc tế áp dụng cho cụm cảng khu vực TP.HCM và Cái Mép-Thị Vải. Tuy nhiên, ngày 25-11-2015, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu: Việc vận chuyển hàng trung chuyển giữa các cảng biển quốc tế khu vực TP.HCM và các bến cảng Cái Mép-Thị Vải thực hiện như quy định hiện hành. Do đó, những vấn đề vướng mắc về trung chuyển hàng hóa giữa các cảng biến quốc tế vẫn chưa được tháo gỡ. Trước bối cảnh nhu cầu trung chuyển hàng hóa quốc tế ngày càng gia tăng, áp lực về ùn tắc hàng hóa giữa các bến cảng, Tổng cục Hải quan đã thống nhất với Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Cảng quốc tế Cái Mép và các hãng tàu tại TP.HCM và Bà Rịa-vũng Tàu có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về trung chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, trong thời gian quan để giảm thiểu tình trạng kẹt cầu cảng thường xuyên diễn ra tại khu vực cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Tổng cục Hải quan đã có một số hướng dẫn về việc khai báo bổ sung trong trường hợp thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu khi hàng hóa chưa được thông quan. |