【kqbd cúp c2】Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 14/6
Bảng điện tử thông báo các chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. |
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,3% xuống 26.629,86 điểm. Còn tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đi ngang ở mức 21.067,99 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1% lên 3.288,91 điểm.
Chứng khoán Sydney giảm 3,6%, phục hồi dần so với mức giảm khoảng 5% ban đầu do các nhà giao dịch tại đây quay trở lại sau đợt nghỉ cuối tuần dài. Chứng khoán Seoul, Singapore, Wellington, Đài Bắc và Manila cũng giảm.
Trong khi đó, chứng khoán Mumbai, Bangkok và Jakarta tăng.
Tình trạng hỗn loạn đã xuất hiện trên khắp các sàn giao dịch kể từ khi Mỹ công bố số liệu cho thấy giá tiêu dùng của nước này đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm do chi phí năng lượng và nhiên liệu tăng gây ra bởi xung đột Nga - Ukraine, tình hình phong tỏa tại Thượng Hải và tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Bên cạnh chứng khoán, các tài sản khác cũng chịu ảnh hưởng như đồng bitcoin có nguy cơ rơi xuống dưới ngưỡng 20.000 USD/BTC lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020, các đồng tiền giảm so với đồng USD, hay thậm chí các tài sản được coi là “kênh đầu tư an toàn” như đồng yen và vàng cũng chịu sức ép.
Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao đến quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến sẽ được công bố vào ngày 14/6 (theo giờ địa phương), trong bối cảnh ngân hàng này chuẩn bị tăng lãi suất để đối phó với lạm phát gia tăng, cũng như cố gắng đạt được sự cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và giữ cho nền kinh tế tăng trưởng.
Trước thông tin lạm phát Mỹ ngày 10/6, có nhiều đồn đoán cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và duy trì tăng mức này trong các cuộc họp tiếp theo. Tuy nhiên, hiện nhiều nhà phân tích cho rằng có 1/3 khả năng các quan chức Fed có thể thông báo mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, còn một số dự đoán mức tăng 100 điểm cơ bản.
Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào một cuộc suy thoái và sắc đỏ đã bao trùm chứng khoán Phố Wall phiên 13/6. Tuy nhiên hoạt động mua vào mạnh tại châu Á đã phần nào hỗ trợ thị trường hạn chế mức sụt giảm.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index tăng 0,27% lên 1.230,31 điểm, còn chỉ số HNX-index tăng 0,59% lên 290,08 điểm.