【trận nhật bản hôm nay】Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện Nghị quyết số 35

Ảnh minh hoạ (Nguồn: xaydungdang.org.vn)

Thứ nhất, mối quan hệ giữa bảo vệ và đấu tranh. NQ35 có 2 hoạt động cơ bản là bảo vệ và đấu tranh, phù hợp với phương châm “xây” và “chống” trong công tác tư tưởng. Trong đó, BVNTTT là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì vậy, thực hiện NQ35 phải lấy bảo vệ là chính; BVNTTT của Đảng chính là bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, hiện thực hóa hệ tư tưởng của Đảng vào đời sống và đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch.

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, việc phát tán các quan điểm sai trái, thù địch rất dễ dàng nên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được đặt ngang hàng với BVNTTT của Đảng là điều tất yếu. Dù vậy, việc thực hiện NQ35 vẫn phải lấy bảo vệ là chính, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng là để BVNTTT được tốt hơn. Hiện nay, cấp ủy một số địa phương chỉ coi trọng đấu tranh là chưa đúng tinh thần của NQ35.

Thứ hai, sự khác nhau của quan điểm sai lầm, sai trái, thù địch và mục đích đấu tranh, phản bác. Trong thực hiện NQ35, cần phân biệt quan điểm sai lầm và quan điểm sai trái để đấu tranh cho phù hợp, tránh tình trạng quy kết, chụp mũ. Quan điểm sai lầm khác với quan điểm sai trái ở mức độ tính chất của nó. Ai cũng có thể mắc sai lầm vì năng lực tư duy, nhận thức thiếu khoa học, thiếu dữ kiện,... Những quan điểm sai lầm thông thường chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, một nhóm nhỏ thì không nghiêm trọng, có thể giải quyết bằng các biện pháp khoa học. Những quan điểm sai lầm mà đối lập với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là sai lầm có phạm vi ảnh hưởng lớn, tính chất nghiêm trọng, phải đấu tranh phản bác bằng những biện pháp mang tính chính trị, hành chính.

Quan điểm thù địch bao hàm cả những quan điểm sai trái nhưng khác nhau về mục đích và mức độ. Mục đích của quan điểm thù địch là chủ ý mang tính phá hoại. Người có quan điểm thù địch vẫn sử dụng những kết quả nhận thức đúng đắn, chân thực để chống phá; có thể họ biết đó là chân lý nhưng vẫn cố tình phủ nhận.

Thứ ba, đấu tranh phản bác như thế nào để không trở thành “truyền thông không công” cho các thế lực thù địch. Hiện nay, chúng ta thường tập trung vạch trần bản chất phản khoa học, phản cách mạng của các quan điểm sai trái, thù địch, đây chỉ là cách đấu tranh ở phần ngọn. Vì nếu chúng ta phản bác được luận điểm này, chúng lại tiếp tục đưa ra các quan điểm khác, ngày càng tinh vi, xảo quyệt và thâm độc hơn. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta cần truy đến tận gốc, tức là phải xác định chủ thể của các quan điểm sai trái, thù địch để phân loại và có biện pháp đấu tranh phản bác phù hợp từng đối tượng.

Đảng ta xác định chủ thể, nguồn phát các quan điểm sai trái thù địch chia làm 4 loại sau đây:

Kẻ thù giai cấp

NTTT của chúng ta là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, như vậy, những người theo hệ tư tưởng tư sản sẽ chống đối là điều tất yếu. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng, mang tính chiến lược lâu dài. Việc giai cấp tư sản huy động các nhà tư tưởng, lý luận để đưa những quan điểm sai trái, thù địch là không cần phải bàn cãi. Vì vậy, chúng ta không nên hoang mang và nôn nóng trong cuộc đấu tranh này. Chúng ta cũng không nhân nhượng, luôn kiên định mục tiêu nhưng cũng cần “tương kế, tựu kế” giống như chủ nghĩa tư bản đã rất cảm ơn bộ tư bản của Các Mác vì đã chỉ ra khuyết tật của chính họ, nhờ đó họ đã điều chỉnh và tạo ra sức sống cho chủ nghĩa tư bản ngày nay.

Kẻ thù cách mạng

Chiến thắng của cách mạng đồng thời cũng tạo ra những kẻ thù của cách mạng. Lực lượng này đương nhiên sẽ rất hậm hực khi chứng kiến những thành tựu của công cuộc đổi mới và rất hả hê khi chúng ta gặp khó khăn, thất bại. Mặc dù kẻ thù giai cấp luôn tận dụng, câu kết với kẻ thù cách mạng để chống phá nhưng các quan điểm sai trái, thù địch của lực lượng này không sâu sắc, bài bản, hệ thống như kẻ thù giai cấp. Quan điểm chống phá của họ thường nặng về cảm xúc, dễ thay đổi và tính thuyết phục không cao. Phần lớn trong số họ là người Việt Nam nên nắm được tâm lý, văn hóa của người Việt Nam. Các quan điểm sai trái, thù địch của họ dễ thông qua con đường tình cảm gia đình, dòng họ để thẩm thấu vào Việt Nam. Nếu chúng ta biết được nguồn gốc, lịch sử của họ, chúng ta sẽ chỉ cho cán bộ, đảng viên, quần chúng biết họ là ai và lý do vì sao họ lại có quan điểm như vậy; đồng thời, chúng ta có thể cảm hóa, lôi kéo họ trở về với dân tộc, đóng góp cho đất nước.

Những kẻ phản bội cách mạng

Đây là những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hoặc là những quần chúng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nhưng bị lôi kéo, mua chuộc quay lưng lại chống Đảng, chống chế độ. Điều nguy hiểm ở lực lượng này là đa số họ nắm chắc về lý luận chính trị, thực tiễn cách mạng ở Việt Nam. Một bộ phận trong số họ từng giữ cương vị trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đất nước nên nắm được những sai lầm, khuyết điểm của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần có lực lượng theo dõi thường xuyên, kịp thời đấu tranh bằng những luận chứng, luận cứ thuyết phục, sắc bén cùng với những biện pháp công nghệ, kỹ thuật để phong tỏa thông tin, gắn với làm rõ nhân thân, biểu hiện suy thoái, cơ hội để cán bộ, đảng viên và nhân dân sớm biết rõ bộ mặt thật của họ.

Những kẻ a dua, hoang tưởng về chính trị

Đây là những người bất mãn trong cuộc sống, nhẹ dạ, cả tin, suy thoái về đạo đức, lối sống, có biểu hiện công thần, chỉ coi mình là trên hết,... Họ vô tình hay cố ý tán phát các quan điểm sai trái, thù địch hoặc tung tin sai sự thật, suy luận vô căn cứ. Những quan điểm này không có sức công phá mạnh nhưng có thể làm rối loạn xã hội, mất ổn định về tư tưởng chính trị. Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để cảm hóa, thuyết phục họ, kết hợp các biện pháp quản lý hành chính, kỷ luật và công tác kiểm tra, giám sát.

BVNTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc đấu tranh lâu dài. Để giành thắng lợi, đòi hỏi phải nhận thức đúng mục tiêu, đối tượng, từ đó xác định phương thức đấu tranh phù hợp. Điều quan trọng nhất là phải có quyết tâm chính trị và niềm tin vào chiến thắng, không nôn nóng nhưng cũng không chủ quan, tuyệt đối không để xảy ra “bệnh thành tích” và “bệnh hình thức” trong quá trình thực hiện./.

Huyền Linh