【bongdalu fun bongdanet】Từ sự vụ của DIG, QBS nhìn về chuyện “nửa cái bánh mỳ...”
Câu chuyện của DIG, QBS
Trên website chính thức của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) tại địa chỉ www.dic.vn ngày 19-7-2016 có một nội dung được nhà đầu tư rất quan tâm, đó là ngày 18-7-2016, DIC corp đã tổ chức Lễ Sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm. Theo đó, nửa đầu năm, các công ty thuộc tổ hợp DIC Group đạt 3.146,7 tỷ đồng tổng giá trị sản xuất kinh doanh; tổng doanh thu 2.194 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 47,5 tỷ đồng.
Tới ngày 1-8-2016, cũng tại trang web này, BCTC hợp nhất của DIC Corp cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất Tổng công ty đạt 473 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của DN đạt -1,529 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là -3,851 tỷ đồng. Tại báo cáo tài chính riêng công ty mẹ, DIC Corp ghi nhận 88,261 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế 13,97 tỷ đồng. Tất cả các con số lợi nhuận này đều nhỏ hơn nhiều so với con số mà thị trường thấy trước đó, là 47,5 tỷ đồng.
Câu chuyện này cũng xảy ra tương tự với CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã QBS). Ngày 26-7-2016, trên website quangbinhjsc.com.vn của Công ty xuất hiện thông tin, “với ước tính doanh thu quý II đạt trên 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 28 tỷ đồng, toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên CTCP XNK Quảng Bình không ngừng sản xuất và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nỗ lực quý III đạt kết quả cao hơn quý trước”.
Vậy mà, BCTC của QBS cho thấy, quý II-2016, Công ty lỗ 22,439 tỷ đồng trong BCTC hợp nhất; lỗ 14,761 tỷ đồng trong BCTC riêng lẻ.
Thông tin không sai, nhưng…
Một câu hỏi đặt ra là, sự sai lệch trong thông tin công bố này có được hiểu là DN đã công bố thông tin sai?
Trong công văn giải trình về sự chênh lệch này, QBS cho rằng, các số liệu công bố của mình là “hoàn toàn minh bạch, không tiếp tay cho bất kỳ tổ chức, cổ đông nào để ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, gây tổn thất cho các cổ đông”.
Cần lưu ý, cũng theo giải trình này, con số 28 tỷ đồng lợi nhuận của QBS trong tháng 7 xuất phát từ việc “trong khoảng thời gian từ ngày 20-7 đến ngày 28-7, sau nhiều phiên QBS giảm điểm, đã có rất nhiều ý kiến cổ đông phản hồi với Công ty về thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty trong quý II”. Vậy, lý do này có hợp lý?
Theo QBS, khoản lỗ của Công ty là do trong quý II, QBS đã phải trích lập dự phòng 43 tỷ đồng do CTCP DAP Vinachem (DDV) lỗ 174,8 tỷ đồng. Chưa nói đến việc trích lập dự phòng này chính xác đến đâu (QBS đầu tư gần 20% vốn điều lệ DDV), thì việc đến ngày 29-7, QBS mới cập nhật tình hình kinh doanh công ty mẹ, nhưng vẫn lờ đi khoản trích lập dự phòng DDV (đã có kết quả kinh doanh trước đó, công bố ngày 27-7) là không phù hợp.
Không riêng các công ty kể trên, câu chuyện này thực tế không mới. Trong quá khứ, Vinaconex cũng phải giải trình nhiều lần về việc con số lợi nhuận lớn là kết quả lợi nhuận cộng theo phương pháp số học lợi nhuận từng DN thuộc hệ thống, bao gồm cả công ty con, công ty cháu, công ty liên kết… và lợi nhuận này không liên quan đến con số lợi nhuận trên BCTC khi hạch toán theo các chuẩn mực kế toán.
Nhưng vấn đề là, nhà đầu tư không phải lúc nào cũng có kênh thông tin với DN để có thể kiểm tra lại một lần nữa liệu đây có phải là lợi nhuận trên BCTC không trước khi ra quyết định mua bán.
Trách nhiệm lãnh đạo DN đến đâu?
Ngạn ngữ Nga có câu: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật”. Câu chuyện của QBS là như vậy.
Còn với câu chuyện DIC Corp, vấn đề là: công bố như thế nào để không gây hiểu lầm, dù Tổng công ty đã ghi rõ “kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của các công ty thuộc tổ hợp DIC Group”?
Nếu Gỗ Trường Thành với nghi vấn sai lệch về số liệu hàng tồn kho, Eximbank với câu chuyện phải điều chỉnh hồi tố lợi nhuận năm 2014 bởi câu chuyện bán tài sản ghi nhận lợi nhuận lớn rồi mua lại... là những vấn đề thực sự của chất lượng minh bạch quản trị thông tin và tính trung thực, thì giờ đây, QBS và DIC Corp là câu chuyện của sự mập mờ, nhầm lẫn thông tin.
Thị trường phải trả giá cho những thông tin nửa vời, hoặc thậm chí sai lệch. Vậy, Ban lãnh đạo DN “trả giá” gì cho hành động này?