您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【tỉ số malmo】Đẩy mạnh phòng, chống xâm hại, bạo hành trẻ em

88Point2025-01-24 22:01:48【Cúp C2】7人已围观

简介Vấn đề trẻ em bị xâm hại, bạo hành là vấn nạn nhức nhối, được xã hội đặc biệt quan tâm. Để chủ động tỉ số malmo

Vấn đề trẻ em bị xâm hại,Đẩymạnhphòngchốngxâmhạibạohànhtrẻtỉ số malmo bạo hành là vấn nạn nhức nhối, được xã hội đặc biệt quan tâm. Để chủ động phòng tránh tình trạng trên, các ban ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, công tác này vẫn cần sự chung tay, giúp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để phát huy hiệu quả.

 TX.Bến Cát tổ chức chương trình lắng nghe trẻ em nói để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của trẻ

 Xâm hại, bạo hành đang diễn biến phức tạp

Trong những năm gần đây, việc trẻ em bị xâm hại, bạo hành đang có diễn biến phức tạp khiến dư luận phẫn nộ. Hàng loạt vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra trên cả nước và trên địa bàn tỉnh gây bức xúc dư luận và gây hoang mang cho nhiều phụ huynh. Đối tượng xâm hại, bạo hành trẻ phần lớn là những người thân quen và cả người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ. Đáng chú ý, các vụ đều có mô típ chung là đối tượng lợi dụng sự thân quen để thực hiện hành vi bạo hành, xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần của trẻ.

Gần đây là câu chuyện của Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ nhân viên quán karaoke đã đánh con trai 1 tuổi dẫn đến tử vong. Thảo sinh năm 1995, quê tỉnh An Giang, ở trọ cùng 2 con nhỏ là N.H.G.B sinh năm 2020 và N.H.G.A. sinh năm 2022 tại phường Tân Định, TX.Bến Cát. Sau khi sử dụng rượu bia ở quán, Thảo về phòng và nằm phía dưới võng chỗ bé N.H.G.A ngủ. Trong khi ngủ, Thảo nghe bé A. khóc nên đưa võng dỗ nhưng bé không nín nên dùng tay đánh mạnh nhiều cái vào người bé cho đến khi A. không còn khóc rồi nằm ngủ tiếp. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, Thảo thức dậy thì phát hiện bé A. không còn thở, người tím tái, nên nhờ người đưa con đi cấp cứu. Bé A. đã tử vong trước khi đưa vào viện trong tình trạng đa chấn thương. Qua làm việc với cơ quan điều tra, Thảo khai nhận đã dùng tay đánh con nhiều cái nhưng không biết trúng vào chỗ nào, trước đó Thảo có sử dụng ma túy đá.

Câu chuyện của em N.V.T tại xã An Bình, huyện Phú Giáo đến nay vẫn được người dân nhắc đến với sự thật xót xa là trẻ em đang mất an toàn ngay trong chính môi trường mà các em yêu thương, tin cậy nhất. Bà Nguyễn Thị Liên là mẹ kế của em T., chỉ vì tức giận T. không chịu ngủ nên đã tát vào mặt T. nhiều cái. Chưa hết, bà Liên còn dùng chân đạp vào bụng bên sườn, lôi T. ra khỏi nền nhà trước sự chứng kiến của ông Nguyễn Văn H., cha ruột của T. Tại cơ quan công an, bà Liên đã thừa nhận hành vi đánh T., bà Liên đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội thuộc nhóm đối tượng người tâm thần nặng. Sự việc bà Liên đánh đập T. là con ruột của ông H., ông H. biết, chứng kiến nhưng không có yêu cầu đối với cơ quan công an để xử lý đã làm cho nhiều người bức xúc. Địa phương đã đưa T. đi kiểm tra sức khỏe, giám định thương tật với mức 5%.

Cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội

Theo Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 vụ bạo hành trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số gia đình chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình hoặc nhiều người còn quan niệm lối giáo dục “thương cho roi cho vọt”; trong khi những người xung quanh có tâm lý vô tâm, thờ ơ không quan tâm hoặc ngại lên tiếng can thiệp, mạng lưới dịch vụ trợ giúp trẻ em tại cộng đồng còn thiếu và yếu…

Để chủ động phòng tránh xâm hại, bạo hành trẻ, các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh đã chung tay, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Thầy Đặng Thanh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo, cho biết: “Hiện tất cả các trường TH, THCS, THPT trên địa bàn huyện đều đã thành lập ít nhất một tổ tư vấn tâm lý cho học sinh. Nội dung tư vấn rất đa dạng, gắn với tuyên truyền đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phòng, chống xâm hại, bạo hành”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Chủ tịch UBND TP.Thuận An, cho biết: “Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị xâm hại, thành phố đã thực hiện mô hình bảo vệ trẻ em cấp xã và cộng tác viên bảo vệ trẻ em ở khu dân cư. Nhiệm vụ các thành viên của mô hình là quản lý, theo dõi nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, từ đó có biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, công tác phòng, chống trẻ bị xâm hại, bạo lực rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Cha mẹ nên thường xuyên dành thời gian trò chuyện, tâm sự, làm bạn với con, tạo cho các con điểm tựa vững chắc về tinh thần”.

 Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần. Trẻ em trong tỉnh không chỉ được hưởng những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước, các quyền được quy định trong Luật Trẻ em mà còn được chăm lo, vui chơi. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ cấp huyện, thị, thành phố đến các xã, phường, thị trấn còn kiêm nhiệm, liên tục thay đổi người mới nên không kịp thời tham mưu và khó theo dõi tình hình. Một bộ phận gia đình người lao động tự do chưa rõ trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thiếu kiến thức, kỹ năng bảo vệ con em trước những tai nạn thương tích.

很赞哦!(692)