Đề xuất sửa đổi,ửaLuậtThuếXuấtkhẩuthuếNhậpkhẩuSửaquyđịnhápmứcthuếNKvớihànghoáXNKtạichỗkeo la liga bổ sung quy định về áp dụng mức thuế suất thuế NK đối với hàng hoá XK, NK tại chỗ tại Khoản 3, Điều 2 hoặc tại điểm a, Khoản 3, Điều 5, Luật số 107/2016/QH13, Bộ Tài chính phân tích: Tại Khoản 3, Điều 2, Luật số 107/2016/QH13 quy định “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối” thuộc đối tượng chịu thuế. Hướng dẫn rõ quy định này, tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế: Hàng hoá XK, NK tại chỗ quy định tại Khoản 3, Điều 2, Luật thuế XK, thuế NK thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan.
Và Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định hàng hoá XK, NK tại chỗ gồm: Hàng hoá đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; Hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; Hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Thực tế hiện nay, đối với hàng hoá XK, NK tại chỗ chủ yếu được cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D nhưng không đủ điều kiện để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 129/2016/NĐ-CP nên có thể hiểu chỉ có trường hợp hàng hoá XK, NK tại chỗ quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt còn các trường hợp hàng hoá XNK tại chỗ theo quy định tại điểm a, c, Khoản 1, Điều 35, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP không được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt mặc dù có C/O form D do Bộ Công Thương Việt Nam cấp (và có thể dẫn đến cách hiểu phải áp dụng mức thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất thông thường). Quy định trên dẫn đến có sự không thống nhất về chính sách thuế đối với cùng một loại hình XNK, cùng làm một thủ tục hải quan.
Theo Bộ Tài chính, với các quy định nêu trên thì chưa rõ hàng hoá NK tại chỗ trong trường hợp nào được áp dụng theo mức thuế suất MFN và trường hợp nào phải áp dụng mức thuế suất thông thường. Điều này cũng gây khó khăn cho cơ quan Hải quan và DN trong việc áp dụng các mức thuế suất đối với hàng hoá XNK tại chỗ. Với nội dung này hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, vì vậy, để quy định rõ hàng, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi theo 3 phương án sửa đổi Khoản 3, Điều 2, như sau:
Phương án 1: Bỏ cụm từ “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối” thuộc đối tượng chịu thuế.
Về phương án này, theo Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính: Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và tại điểm e, Khoản 1 và điểm e, Khoản 2, Khoản 3, Điều 42 của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (hiện nay, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ và đang giải trình ý kiên thành viên Chính phủ) thì bên đặt và nhận gia công được XK, NK tại chỗ đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu và phải thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động ngoại thương vẫn có quy định về loại hình XNK tại chỗ. Do đó, nếu đề xuất bỏ nội dung này khỏi Luật thuế XK, thuế NK thì sẽ không phù hợp với pháp luật ngoại thương và không có cơ sở pháp lý về thuế để điều chỉnh cho hoạt động này.
Với phương án 2, sẽ bổ sung cụm từ “hàng hoá nhập khẩu tại chỗ” vào điểm a, Khoản 3, Điều 2: “a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hoá từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hoá nhập khẩu tại chỗ”.
Phân tích phương án này, Vụ Chính sách thuế cho biết, theo quy định tại Khoản 6, Điều 15, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa quy định: ”6. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi quy định tại Chương III Nghị định này”. Như vậy, hàng hóa XNK tại chỗ không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ, nên cần bổ sung cụm từ ”Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ” vào đối tượng được áp dụng mức thuế suất ưu đãi.
Tại Phương án 3 sẽ quy định ”Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa NK không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không có Giấy chứng nhận xuất xứ. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng thuế suất thông thường”.
Vụ Chính sách thuế phân tích, thực hiện phương án này thì toàn bộ hàng hoá NKtại chỗ sẽ phải áp dụng mức thuế suất thuế NK thông thường vì theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì hàng hoá XK, NK tại chỗ không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, với mức thuế suất thông thường bằng 150% thuế suất ưu đãi thì hàng hoá NK tại chỗ sẽ phải áp dụng mức thuế suất rất cao nên sẽ không khuyến khích loại hình thương mại này.
Hiện nội dung này đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý của hải quan các tỉnh, thành phố.