Đời sống vật chất và tinh thần của người dân hiện nay ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy,ầnkhắcphụcnhữnghạnchếtrongnghilễđaacutemcướkết quả cúp c1 đêm nay những việc trọng đại của gia đình như tổ chức cưới hỏi cho con được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh và quan hệ của từng gia đình, cha mẹ tổ chức với quy mô lớn nhỏ khác nhau, mong con cái được yên bề gia thất.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, ở một số địa phương đã có cách làm mới và ý nghĩa trong việc tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, vẫn còn không ít đám cưới để lại ấn tượng không tốt trong lòng người thân, khiến dư luận xì xào, bàn tán... Điều đáng nói đây không phải là nguyên nhân chính từ phía gia chủ như việc tiếp đón khách không nồng hậu, đồ ăn thức uống không ngon... mà xuất phát từ những lý do tưởng chừng như đơn giản. Đó là việc thực hiện chương trình nghi lễ, thủ tục của người dẫn chương trình (MC), sự ồn ào của những ca khúc không đúng chủ đề của các “ca sĩ” như muốn dội vào tai, khiến quan khách từ việc xem đám cưới là dịp để mọi người thân thiết, xa gần hội ngộ, giao lưu, chúc phúc cô dâu chú rể chuyển sang ngại rồi... “sợ” đám cưới.
Ngay từ khi bước chân vào hôn trường đã nghe những lời khua môi, múa mép của MC, với nhiều câu thơ, lời văn được ghép thành vần, thành nhịp theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Có những MC bắt cô dâu, chú rể hôn môi ngay trên sân khấu để mọi người cười đùa thỏa thích?! Có những đám cưới thuê một đoàn vũ công khoảng 4-5 người nam - nữ, tóc tai đủ màu mặc những bộ đồ lòe loẹt và có lẽ do phải chạy sô trong mùa cưới nên cũng không kịp giặt lên sân khấu nhảy múa. Chưa hết, sau khi chương trình nghi lễ kết thúc, quan khách phải thưởng thức chương trình ca nhạc “đặc biệt” chúc mừng cô dâu, chú rể với những ca khúc mà lẽ ra phải thể hiện sự kết tóc se duyên thì lại là “đôi ngả chia ly”, “tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nối tiếc”, “được tin em lấy chồng, lòng anh buồn biết mấy...” khiến ai nghe cũng có cảm giác nặng lòng. Bên cạnh đó, hệ thống âm thanh inh tai, nhức óc khiến những người ngồi chung bàn muốn nói chuyện chỉ còn cách nói thật to hoặc ghé sát tai người bên cạnh để nói, còn không thì “hồn ai nấy giữ”, ăn xong mạnh ai nấy về.
Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực, trong đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Song nếu nâng cao theo kiểu “nửa tây, nửa ta” cốt để móc hầu bao của “thượng đế”, gây không ít những hệ lụy và để lại bao câu chuyện dở khóc, dở cười thì cần phải xem xét lại để đúng như tinh thần Chỉ thị 27/CT/TW của Bộ Chính trị “Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, xây dựng lối sống văn hóa, bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thế Thiên