Để có những kết quả nổi bật bước đầu về chuyển đổi số,ểnđổisốKhởiđầuchonhữngthnhquảgiaiđoạnmớlich bong đá ý phải kể đến cách làm sáng tạo của Hậu Giang là những Tổ công nghệ số cộng đồng, lực lượng quan trọng, có rất nhiều đóng góp cho tiến trình chuyển đổi số của tỉnh nhà.
Bài 4: “Cánh tay nối dài” đưa chuyển đổi số đi vào cuộc sống
525 tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập, với hơn 3.740 thành viên, là nhân tố quan trọng đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách, góp phần thúc đẩy chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của tỉnh dần hình thành, đạt nhiều kết quả.
Thành viên các tổ công nghệ số cộng đồng ở khắp các ấp, khu vực toàn tỉnh thời gian qua hoạt động hiệu quả, là “cánh tay nối dài” đưa chuyển đổi số đi sâu vào cuộc sống.
Để chuyển đổi số không còn xa lạ với người dân
Theo chân thành viên các tổ công nghệ số cộng đồng ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp đến tận nhà người dân, hộ buôn bán nhỏ tại Chợ Cầu Móng để hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Với sự hướng dẫn của thành viên các tổ, rất nhiều hộ dân ở đây đã thành thạo hơn khi sử dụng ví điện tử, ứng dụng định danh điện tử (VNeID)... Không chỉ hướng dẫn người dân sử dụng thành thạo thao tác trên các ứng dụng, các thành viên còn hỗ trợ người dân tạo tài khoản thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt, tạo mã QR Code…
Vừa hướng dẫn xong một người dân cài đặt ví điện tử Viettel Money, anh Nguyễn Vũ Trường, Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng Đoàn thanh niên xã Hòa An, bộc bạch: “Nhiệm vụ của tổ là đưa người dân tham gia môi trường số, giúp họ thay đổi nhận thức, sử dụng thành thạo hơn các nền tảng số. Mục tiêu chúng tôi đặt ra là mỗi một gia đình có ít nhất một người biết sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ trên thiết bị điện thoại thông minh. Từ đó, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực để hướng dẫn các thành viên khác trong gia đình mình”.
Vẫn nhớ hình ảnh thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng đến tận nhà để cài đặt cho từng người dân, bà Nguyễn Thị Ngân, tiểu thương tại chợ Cái Tắc, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Gia đình tôi buôn bán tạp hóa, lấy hàng từ nhiều đầu mối trong và ngoài tỉnh đều có hết. Lúc trước, muốn thanh toán tiền hàng hóa, phải trả trực tiếp cho bạn hàng hoặc gửi tiền qua bưu điện, từ khi mở tài khoản ngân hàng và cài app, giờ chỉ cần ở nhà chuyển khoản tiền hàng, vừa nhanh lại tiện lợi, an toàn, nhất là khi giao dịch số tiền lớn”.
Phát huy vai trò cầu nối
Trên địa bàn tỉnh có 75 ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã, 525 tổ công nghệ số cộng đồng ấp, khu vực; với hơn 3.740 thành viên tham gia.
Ông Phạm Công Danh, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Châu Thành, cho biết: “Huyện xác định các tổ công nghệ số cộng đồng tại các ấp, khu vực không chỉ là mắt xích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số mà còn là cầu nối của chính quyền địa phương đưa các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện về chuyển đổi số đến với người dân trên 3 phương diện chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Với mục tiêu đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số thông qua mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng”.
Trên địa bàn tỉnh có 75 ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã, 525 tổ công nghệ số cộng đồng ấp, khu vực; với hơn 3.740 thành viên tham gia.
Tổ công nghệ số cộng đồng cùng với lực lượng nòng cốt là đoàn viên, thanh niên, trưởng ấp, khu vực thực hiện phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” hiểu, thực hiện nội dung kỹ năng số cơ bản như: sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, kỹ năng sử dụng các nền tảng, sử dụng App Hậu Giang… Qua các hoạt động này đã từng bước thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, từng người dân, tạo thói quen cho người dân trên môi trường số, thúc đẩy sử dụng nền tảng số, công nghệ số.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, từng đánh giá: “Các tổ công nghệ số cộng đồng là cầu nối hiệu quả giúp chính quyền gần gũi người dân. Do vậy, các địa phương cần thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để đội ngũ này phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ được giao”.
Hậu Giang tiếp tục giữ vững xếp thứ 17/63 tỉnh, thành về chỉ số chuyển đổi số; năm 2022 Hậu Giang nằm trong tốp 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số. Còn kết quả Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX 2023 vừa được công bố, Hậu Giang xếp hạng 19/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính, với số điểm đạt được là 88,02 điểm (tăng 1 bậc so với năm 2022). Đến nay, nhiều người dân đã thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm công nghệ mới; các nền tảng số cơ bản đã hoạt động hiệu quả như ứng dụng di động Hậu Giang, cổng dịch vụ công trực tuyến… kết quả này có công lao lớn của 525 tổ công nghệ số cộng đồng. |
NHÓM PHÓNG VIÊN VĂN HÓA – XÃ HỘI