内容摘要:Trong quí III- 2011, Vosco đã lỗ 51 tỷ đồng Trên thực tế, tình trạng dư thừa trọng tải ngày càng ca
nhan dinh lyon
Trong quí III- 2011,ệpvậntảibiểnômtàuchịulỗnhan dinh lyon Vosco đã lỗ 51 tỷ đồng
|
Trên thực tế, tình trạng dư thừa trọng tải ngày càng cao, đặc biệt với những tàu có trọng tải lớn. Thống kê cho thấy hiện có khoảng trên dưới 700 tàu công- ten- nơ phải nằm chờ hàng, trong đó có nhiều tàu trọng tải trên 3.000 TEU. Các hãng tàu công- ten- nơ trên thế giới đã phải áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng dừng tàu khai thác như giảm tốc độ khai thác hoặc sử dụng những tàu trọng tải lớn để chạy feeder (chở hàng chuyển tải)... |
|
Ông Trương Đình Sơn, Tổng Giám đốc CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart), cho biết: kinh tế thế giới năm 2012 vẫn còn u ám, nhu cầu hàng hóa và vận tải toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự bất ổn gia tăng cũng như vấn đề nợ công ở châu Âu.
Ông Sơn cho biết thêm, trong năm 2012, dự kiến tổng thương mại hàng khô rời toàn cầu tăng khoảng 4% so với năm 2011 trong khi tăng trưởng đội tàu là 10%. Điều này dẫn tới thừa cung trọng tải khoảng gần 44 triệu DWT.
Đồng quan điểm với ông Sơn, Tổng Giám đốc CTCP Hàng hải Đông Đô Bùi Minh Hưng, cho biết: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới và trong nước, trong năm 2012, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển sẽ gặp “thách thức nhiều hơn cơ hội”. Sau thời kỳ sụt giảm kéo dài từ giữa năm 2008, ngành vận tải biển toàn cầu bước vào giai đoạn tạm thời hồi phục từ quý II-2009.
Tuy nhiên, trong nhiều tháng của năm 2011 trở lại đây, sự phục hồi này đã được chứng minh là không bền vững, mang tính mùa vụ và khá “nhạy cảm”. Cụ thể hơn, sự hồi phục trở lại này chủ yếu do các đơn hàng xuất nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc vốn luôn chịu ảnh hưởng của các chính sách điều tiết nền kinh tế của Chính phủ nước này. Chính vì thế, tình hình vận tải biển trong ngắn hạn trở nên khó dự báo, rủi ro cao.
Nhiều doanh nghiệp vận tải biển cũng chỉ ra khó khăn như nguồn hàng, giá cước (chủ yếu do nguồn cung tàu biển hiện đang vượt xa so với nhu cầu rất yếu của thị trường trong giai đoạn suy thoái), khó khăn về tài chính và cuối cùng là khó khăn chủ quan như thiếu hụt thuyền viên chất lượng cao, không bảo quản – bảo dưỡng tàu đầy đủ do khó khăn tài chính…
Trước đó, hàng loạt doanh nghiệp vận tải biển đã báo lỗ. Đơn cử như CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco).
Năm 2011, chỉ tính riêng quý III, doanh nghiệp này đã lỗ hơn 51 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển khác cũng không khá hơn nhiều. CTCP Hợp tác lao động với nước ngoài (ILC) lỗ 32 tỉ đồng; CTCP Vận tải Vinaconex (VCV) lỗ hơn 6,5 tỉ đồng; CTCP Container phía Nam lỗ hơn 37 tỉ đồng...
Một số doanh nghiệp vận tải biển may mắn thoát lỗ thì số lãi cũng không nhiều. Có thể kể đến CTCP Hàng hải Hà Nội (lợi nhuận sau thuế 108 triệu đồng), CTCP Vận tải biển Hải Âu (lãi 2,7 tỉ đồng), CTCP Hàng hải Đông Đô (lãi khoảng 1,3 tỉ đồng)...
Trên thực tế, tình trạng dư thừa trọng tải ngày càng cao, đặc biệt với những tàu có trọng tải lớn. Thống kê cho thấy hiện có khoảng trên dưới 700 tàu công- ten- nơ phải nằm chờ hàng, trong đó có nhiều tàu trọng tải trên 3.000 TEU. Các hãng tàu công- ten- nơ trên thế giới đã phải áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng dừng tàu khai thác như giảm tốc độ khai thác hoặc sử dụng những tàu trọng tải lớn để chạy feeder (chở hàng chuyển tải)...
Theo TTXVN