【tỷ số eibar】G7 phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Cùng với chủ nghĩa khủng bố và kinh tế toàn cầu,ảnđốiTrungQuốcqunsựhaBiểnĐtỷ số eibar vấn đề an ninh hàng hải sẽ được Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Nhật Bản vào ngày hôm nay (26-5) đưa ra nghị sự. Đặc biệt, tại hội nghị này G7 sẽ bày tỏ phản đối mạnh mẽ việc xây dựng đảo và quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc bồi đắp trái phép các đảo trên khu vực Biển Đông. Nguồn: CSIS

Theo đó, lãnh đạo các nước G7 sẽ bác bỏ các hành động đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng Biển Đông trong một tuyên bố được đưa ra sau hội nghị. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo sẽ bày tỏ phản đối sự hăm dọa, ép buộc hay sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền, đồng thời kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong một động thái liên quan diễn ra trước thềm hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này và Canada đã chia sẻ và rất quan ngại về quá trình cải tạo và quân sự hóa tại Biển Đông (ám chỉ tới hoạt động hàng hải và xây lắp trái phép của Trung Quốc). Thủ tướng Abe nêu rõ: Các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, như hoạt động cải tạo đảo quy mô, xây dựng các cơ sở và quân sự là trái luật pháp quốc tế. Hai bên cũng đã nhất trí hợp tác để bảo đảm các vùng biển an toàn, tự do và tuân thủ quy định.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã trình Quốc hội Mỹ Báo cáo thường niên về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong năm 2015, trong đó nhận định Trung Quốc đang sử dụng “các chiến thuật cưỡng bức” khi mở rộng sự hiện diện của mình ở Biển Đông và những khu vực khác. Bộ Quốc phòng Mỹ đã chỉ rõ, Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh hoạt động bồi đắp ở Biển Đông trên 7 thực thể mà Bắc Kinh chiếm giữ bất hợp pháp. Hiện tại, Trung Quốc đã hoàn tất các nỗ lực bồi đắp quy mô lớn vào tháng 10-2015 và đang chuyển trọng tâm sang phát triển các cơ sở hạ tầng quân sự chắc chắn, nhằm tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington cũng kêu gọi Bắc Kinh có những đóng góp mang tính xây dựng vào nỗ lực duy trì nền hòa bình và ổn định trong khu vực nhất là dừng làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Mặc dù bị chỉ trích của cộng đồng quốc tế về hành động lấn chiếm trái phép với mưu đồ độc chiếm Biển Đông, nhưng xem ra Trung Quốc vẫn phớt lờ và tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền các nước láng giềng, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông mà còn đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Từ những hành động ngang ngược trên, nhiều quốc gia trong Cộng đồng ASEAN và trên thế giới đã cực lực lên án và yêu cầu Trung Quốc có những hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Giới phân tích nhận định, hơn lúc nào hết, ngay bây giờ các quốc gia trong và ngoài khu vực cần liên kết tạo thành sức mạnh nhằm gây sức ép, buộc Trung Quốc ngưng các hoạt động lấn chiếm trái phép và trả lại nguyên trạng cho Biển Đông. Có như vậy mới đảm bảo an ninh khu vực và tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.

HN tổng hợp