Trách nhiệm trong các vụ án liên quan doanh nghiệpngoài Nhà nước không phải của Kiểm toán
Tiếp tục chất vấn liên quan tới việc tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng,áchnhiệmvụNgânhàngSCBkhôngphảicủaKiểmtoánNhànướkqbd necaxa tiêu cực của lực lượng kiểm toán, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đặt vấn đề, thời gian qua, có nhiều vụ án tham nhũng cho thấy có sự cấu kết giữa doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước với một số cán bộ, công chức trong các dự ánđầu tưcông để trục lợi tài sản của Nhà nước.
Tuy các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước không thuộc các đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, nhưng những vụ việc này đều liên quan tới sử dụng tài chínhcông, tài sản công và dự án đầu tư công.
Từ đó, đại biểu đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết sẽ có kiến nghị như nào để Kiểm toán Nhà nước có thể tham gia phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự xảy ra thời gian tới.
Trả lời chất vấn nội dung trên, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn cho biết, như ông đã báo cáo trước đó, Tập đoàn Phúc Sơn và Thuận An đều là doanh nghiệp không có vốn nhà nước. Như vậy, họ không thuộc đối tượng được kiểm toán, nhưng trong vụ án có đơn vị liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Đối với Tập đoàn Phúc Sơn bị khởi tố liên quan đến chấp hành pháp luật về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, việc này hoàn toàn không liên quan đến hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Trong khi đó, Thuận An vi phạm pháp luật về đấu thầu. Trong khi đó, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đánh giá sự tuân thủ pháp luật và nội quy, quy chế được kiểm toán. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp (chủ đầu tư, nhà thầu), Kiểm toán Nhà nước rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện pháp luật và đưa ra các kiến nghị.
Đại biểu Mai Văn Hải (tỉnh Thanh Hóa) chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước liên quan tới trách nhiệm trong vụ án Ngân hàngSCB. Ảnh: QH |
Cùng nội dung trên, Đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cũng đặt vấn đề, cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước đối với các vụ việc, vụ án có nhiều vi phạm, điển hình như vụ Ngân hàng SCB.
Đại biểu Mai Văn Hải đánh giá, vụ việc của Ngân hàng SCB xảy ra trong thời gian dài, nhiều công ty kiểm toán đã kiểm toán báo cáo tài chính của SCB, tuy nhiên, không phát hiện ra được dấu hiệu bất thường tại ngân hàng này.
Phản hồi vấn đề trên, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn cho biết, vụ Ngân hàng SCB bị truy tố và xét xử với 3 tội danh: Thao túng chứng khoán, chiếm đoạt tài sản và đưa hối lộ. Các tội danh này không thuộc đối tượng, phạm vi của Kiểm toán Nhà nước.
Cũng theo ông Tuấn, theo quy định, đây là công ty đại chúng, thuộc đối tượng bắt buộc kiểm toán độc lập, do đó trách nhiệm thuộc các đơn vị kiểm toán độc lập.
Đại biểu đề nghị làm rõ việc ít kiến nghị của Kiểm toán chuyển cơ quan điều tra
Liên quan tới trách nhiệm phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực của lực lượng kiểm toán, đại biểu Vi Đức Thọ (Sơn La) đề nghị làm rõ việc ít kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước được chuyển cơ quan điều tra.
Theo lý giải của Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn, từ năm 2019 đến năm 2023, kiểm toán chuyển 19 hồ sơ cho các cơ quan điều tra. Trong thời gian tới, Kiểm toán nhà nước tiếp tục nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, nếu phát hiện hành vi tham nhũng tiêu cực sẽ củng cố hồ sơ và chuyển sớm đến cơ quan điều tra, đặc biệt Điều 87 của Luật phòng, chống tham nhũng về trách nhiệm của kiểm toán trong việc thực thi kiểm toán đối với các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tiêu cực.
Vấn đề chồng chéo trong các hoạt động kiểm toán, thanh tra của Thanh tra Chính phủ và thanh tra các địa phương, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn chứng báo cáo của Kiểm toán Nhà nước thể hiện 2 cơ quan này đã có sự ohối hợp giải quyết.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiện tượng chồng chéo đối tượng hoặc nội dung giữa Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ, Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra địa phương vần còn, từ đó đại biểu đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước đưa ra phương hướng khắc phục.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn của 35 đại biểu trong phiên họp sáng 5/6. |
Trả lời nội dung này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết công tác xử lý chồng chéo được đặc biệt quan tâm. Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019 đã bổ sung quy định về nguyên tắc về xử lý chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán.
Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xử lý trùng lặp, chồng chéo. Luật Thanh tra Chính phủ 2022 mới được thông qua cũng quy định về xử lý và hạn chế chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán.
Hai ngành đã phối hợp chặt chẽ từ năm 2020, có quy chế phối hợp cụ thể để hạn chế chồng chéo, từ khâu lập kế hoạch, triển khai thanh tra, kiểm toán và xử lý chồng chéo trong quá trình thanh tra, chia sẻ dữ liệu và đôn đốc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm toán.
Kết thúc phần trả lời chất vấn của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đã có 35 đại biểu đăng ký và đã được phát biểu chất vấn, trong đó có 1 ý kiến tranh luận. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tham gia trả lời, giải trình làm rõ thêm các vấn đề liên quan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đã cung cấp những thông tin xác thực, chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập, sai phạm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị và có kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập. Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Còn có kiểm toán viên vi phạm quy chế làm việc, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Còn một số trường hợp chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.