【tin chuyển nhượng 24h】Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính
Dẫn đầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến
TheỨngdụngcôngnghệthôngtingiúpcảicáchmạnhmẽthủtụchànhchítin chuyển nhượng 24ho đại diện Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính), qua rà soát, thống kê đến tháng 10/2019, tổng số TTHC của ngành Tài chính đã triển khai cung cấp DVC trực tuyến là 981 thủ tục, trong đó: 114 DVC trực tuyến mức độ 1; 360 DVC trực tuyến mức độ 2; 197 DVC trực tuyến mức độ 3 và 310 DVC trực tuyến mức độ 4. Đáng lưu ý là, Bộ Tài chính luôn dẫn đầu các bộ, ngành về số lượng DVC trực tuyến mức độ 3, 4.
Kết quả xử lý hồ sơ trực tuyến tính đến hết tháng 10/2019 của toàn ngành Tài chính là trên 49,6 triệu hồ sơ, đạt 67% trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, vượt chỉ tiêu của các Bộ tại Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến 2025, giai đoạn 2019 - 2020 là 20%...
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã hỗ trợ một số Sở Tài chính triển khai có hiệu quả DVC cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, để các Sở Tài chính có thêm kinh nghiệm cũng như quyết tâm triển khai tốt việc cung cấp các DVC trực tuyến mức độ cao thông qua cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Đến nay, Bộ Tài chính đã triển khai DVC trực tuyến cấp mã số đơn vị quan hệ ngân sách mức độ 4 tại trụ sở Bộ Tài chính và các sở tài chính của 63 tỉnh, thành phố. Bước đầu, việc triển khai dịch vụ cấp mã số trực tuyến đã đạt hiệu quả nhất định. Cụ thể, tại một số tỉnh như: Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Ninh Thuận có 100% hồ sơ cấp mã được thực hiện trực tuyến. DVC trực tuyến cấp mã số mức độ 4 triển khai tại các sở tài chính đã giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước; giảm thiểu công sức đi lại để đăng ký mã số; được các địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá cao, đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi. Bên cạnh đó, Cục Quản lý giá, Cục Quản lý giám sát kế toán kiểm toán (Bộ Tài chính) hàng năm đã tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý trực tuyến hồ sơ đăng ký dự thi thẩm định viên về giá và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và kế toán viên…
Tính đến tháng 10/2019, Bộ Tài chính đã ban hành 17 quyết định công bố bãi bỏ 49 TTHC, sửa đổi, bổ sung 22 TTHC và ban hành mới 37 TTHC trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm. Đồng thời, luỹ kế đến nay đã rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa 119/190 điều kiện kinh doanh thuộc 13 ngành nghề (cắt giảm 48 điều kiện và đơn giản hóa 71 điều kiện) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
Với những kết quả đạt được, liên tiếp hai năm liền (2017-2018), Bộ Tài chính dẫn đầu về Bảng xếp hạng kết quả về chỉ số tổng hợp mức độ phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ; 7 năm liên tiếp Bộ Tài chính đứng thứ nhất trong Bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (Bảng xếp hạng Việt Nam ICT-index).
Kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia
Theo ông Nguyễn Đại Trí – Cục trưởng Cục TH&TKTC, Cổng DVC Quốc gia được xây dựng nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, DVC thông qua việc cắt giảm các thủ tục, trình tự kiểm tra, xác nhận đối với các thông tin được truy xuất từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được tích hợp. Thông qua Cổng DVC quốc gia, việc cung cấp DVC không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính. Cổng DVC quốc gia là địa chỉ cung cấp các thông tin về thủ tục hành chính, DVC đầy đủ, tin cậy, chính xác, được đảm bảo thi hành của Chính phủ.
Cũng theo ông Nguyễn Đại Trí, để phục vụ cho việc tích hợp với Cổng DVC Quốc gia và đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, Bộ Tài chính đang thực hiện nâng cấp Cổng DVC và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính nhằm bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa kiểm soát thủ tục hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử.
Đồng thời, việc nâng cấp này cũng nhằm thiết lập hệ thống thông tin điện tử một cửa kết nối giữa các cấp chính quyền nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức. Tăng cường tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; tăng tính liên thông, kết nối, chia sẻ thông tin trong giải quyết TTHC. Tăng số lượng TTHC được hướng dẫn, tiếp nhận, giám sát, trả kết quả.
Ông Nguyễn Đại Trí cho rằng, việc xây dựng và khai trương Cổng DVC quốc gia là bước đi cụ thể, khẳng định quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc triển khai Chính phủ điện tử (E-Government) và hướng tới xây dựng Chính phủ số (Digital Government), đồng thời là minh chứng rõ nét nhằm hiện thực hóa chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân.
Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đẩy mạnh cung cấp thông tin, DVC trực tuyến cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, người dân và doanh nghiệp; gắn chặt ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính với cải cách TTHC, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, công khai thông tin theo quy định để hoạt động của ngành Tài chính minh bạch hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ với ngân sách. |
Đức Minh