Trả lời nội dung: Vì sao Hà Nội tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố vẫn nan giải,ÙntắcgiaothôngởHàNộiđãgiảthứ hạng của raków częstochowa ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng thời gian qua cơ quan này đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
Ùn tắc giao thông ở Hà Nội vẫn nhức nhối. Ảnh: DN |
Sẽ xử lý 5 điểm đen ùn tắc giao thông của Hà Nội (HQ Online) - Sở Giao thông vận tải Hà Nội đang lên phương án xử lý 5 trong tổng số 33 “điểm đen” ùn tắc ... |
Quỹ đất dành cho giao thông quá ít, gây ùn tắc tại thành phố lớn (HQ Online) - Tại Hà Nội và TP. HCM, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt khoảng 9% trong khi theo quy hoạch phải ... |
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, TP đã đề xuất quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy nhằm kiểm soát chất lượng xe máy hoạt động trên địa bàn TP.
Sở cũng xây dựng Kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn TP. Cụ thể, đến nay, Sở đã phối hợp với các cơ quan liên quan đã mở mới 15 tuyến buýt (9 tuyến trợ giá, 4 tuyến không trợ giá, 2 tuyến city tour). Đồng thời chú trọng xây dựng kế hoạch phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như đường sắt đô thị. Monorail...
Bên cạnh đó, Sở cũng xây dựng đề án giao thông thông minh trong tổng thể đề án TP thông minh, đồng thời đang chỉ đạo triển khai số hoá kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nhằm quản lý tốt hơn các phương tiện.
Kết quả, theo ông Viện, nếu năm 2016 có 41 điểm “đen” ùn tắc thì đến tháng 7/2019 chỉ còn 27 điểm. Vận tải hành khách công cộng được nâng cao về số lượng phương tiện, chất lượng phục vụ với 123 tuyến buýt và 1.911 xe buýt.
Ngoài vấn nạn ùn tắc, chất vấn lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đại biểu Nguyễn Nguyên Quân cho rằng, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ vận tại hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020 phải đáp ứng được 20-25% nhu cầu đi lại của nhân dân, nhưng đến nay chỉ đáp ứng được khoảng 15,7%. Cuối năm 2019 cũng đạt được khoảng 17,3%. Nguyên nhân nào khiến tỉ lệ không đạt kỳ vọng và các giải pháp khắc phục?
Đại biểu Hoàng Thị Thuý Hằng, tổ Thường Tín đặt câu hỏi với Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc hoàn thành việc lập đề án thu phí phương tiện vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn TP lẽ ra phải hoàn thành vào tháng 6/2018 song đến nay vẫn chưa thực hiện được, nguyên nhân do đâu?
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu, ông Vũ Văn Viện cho rằng, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2020 đạt từ 20-25% chưa đạt kỳ vọng là do sản lượng vận tải hành khách công cộng vẫn đang tập trung ở vận tải xe buýt, do đường sắt đô thị đang chậm tiến độ.
Cũng theo ông Viện, nhằm nâng cao tỉ lệ sử dụng phương tiện công cộng, TP đã đưa ra một số giải pháp như rà soát hoàn thiện đề án nâng tỷ lệ khách xe buýt; hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu vận tải hành khách công cộng; tăng cường kết nối phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng; tăng cường cơ sở hạ tầng để nâng cao dịch vụ tiện ích; tổ chức giao thông hợp lý trong đó ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm, trong đó có vi phạm của các DN vận tải xe buýt; nâng cao nguồn nhân lực…
Về tiến độ thực hiện Đề án thu phí cơ giới đường bộ và một số khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện nay phí trên hiện nay chưa nằm trong danh mục phí và lệ phí mà Quốc hội ban hành. Vì thế, TP phải báo cáo Chính phủ để Chính phủ cho phép Hà Nội xây dựng đề án này.
“Trên cơ sở đó, Sở chủ trì xây dựng đề cương Đề án, TP chấp thuận chủ trương nguyên tắc để xây dựng Đề án. Dự kiến, Sở sẽ hoàn thành đề án này để trình UBND TP thông qua vào quý IV/2019”, ông Viện thông tin.
Trả lời chất vấn của nhiều đại biểu về tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, TP đã giao Sở nghiên cứu thực hiện một số dự án đường sắt đô thị và monorail theo hình thức PPP.
Sở đã hoàn thiện dự thảo về các quy định đối với lĩnh vực này, chuẩn bị trình TP xem xét. Tuy nhiên, vừa qua Chính phủ có ban hành một số nghị định, quyết định thay thế quy định cũ, đặc biệt là thay đổi quy định về lựa chọn nhà thầu, do đó, Sở phải rà soát lại, chưa thể hoàn thành báo cáo tham mưu cho TP.
Cũng liên quan đến việc thu hút đầu tư cho đường sắt đô thị, theo ông Quyền, trong quá trình thảo luận và cân đối nguồn lực đầu tư, UBND TP đã có chỉ đạo trước mặt tập trung vào 3 tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, và 5. Hiện cũng có hai nhà đầu tư là Tập đoàn Vingroup và T&T đang quan tâm đến các dự án này.