Trên địa bàn TP.HCM đang có 66 điểm thường xuyên ngập nước vào mùa mưa. Ảnh: Lê Toàn |
Đại dự ánchống ngập
Dự án Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM được UBND Thành phố phê duyệt đầu tưtừ tháng 5/2016 theo Quyết định 2319/QĐ - UBND. TheựachọnnhàthầuDựánQuảnlýrủirongậpnướckhuvựcTPHCMXáotrộndokẹtvốkeobongda net.vno kế hoạch ban đầu, Dự án Quản lý rủi ro ngập nước có tổng mức đầu tư hơn 436,97 triệu USD, sử dụng bằng nguồn vốn ODA của Ngân hàngThế giới (WB) và vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố. Dự án được thực hiện theo 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2013 - 2017) và giai đoạn thực hiện đầu tư (2017 - 2021).
Theo trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, để thực hiện mục tiêu quy hoạch chống ngập và thoát nước khu vực trung tâm TP.HCM, Dự án Quản lý rủi ro ngập nước sẽ cải thiện năng lực trữ nước và thoát nước của kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên và các kênh nhánh; hoàn thiện hệ thống chống ngập và thoát nước cho khu vực quận Gò Vấp (thuộc lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên). Đồng thời, Dự án sẽ xây dựng và nâng cao năng lực và thể chế quản lý tổng hợp rủi ro ngập nước, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên. Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ góp phần cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho gần 2 triệu người dân trên địa bàn 8 quận, huyện của TP.HCM.
Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, Dự án bao gồm 3 hợp phần chính: Quản lý tích hợp rủi ro ngập nước đô thị, Can thiệp ưu tiên để giảm ngập và Hỗ trợ thực hiện.
Theo đó, hợp phần thứ nhất sẽ tăng cường năng lực của Trung tâm Chống ngập để quy hoạch và thực hiện tốt hơn các biện pháp quản lý rủi ro ngập nước, bảo vệ chất lượng nước sông và sức khỏe của người dân sống dọc các kênh đề xuất. Hợp phần thứ 2 sẽ thực hiện các giải pháp đầu tư xây dựng các công trình như 2 cống kiểm soát triều Vàm Thuật và Nước Lên; cải tạo 31,7 km kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên; xây dựng hệ thống cống bao chính dài 9 km ở quận Gò Vấp… Hợp phần thứ 3 cung cấp kinh phí cho các hoạt động quản lý dự án và các chi phí khác.
TP.HCM vẫn quyết tâm thực hiện Dự án
Ban đầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầuDự án Quản lý rủi ro ngập nước cho các gói thầu thực hiện trong 12 tháng đầu tiên của dự án được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 4670/QĐ - UBND ngày 7/9/2016. Theo kế hoạch này, Dự án có 26 gói thầu (14 gói thầu tư vấn và 12 gói thầu xây lắp), với tổng trị giá các gói thầu lên tới 221,2 triệu USD.
Vẫn theo kế hoạch trên, thời gian bắt đầu lựa chọn nhà thầu hầu hết các gói thầu diễn ra vào quý III/2016 và quý I/2017. Tuy nhiên, theo thông tin từ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, tới nay, chỉ có một số gói thầu tư vấn sử dụng nguồn vốn đối ứng trong nước được thực hiện đấu thầu.
Tổng giá trị các gói thầu tư vấn là 22,8 triệu USD, song chỉ có 2 gói thầu sử dụng vốn đối ứng của TP.HCM. Đó là, gói thầu tư vấn đo đạc lập bản đồ hiện trạng dự án phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (trị giá 400 triệu đồng), được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu; gói thầu tư vấn pháp lý quản lý dự án, (trị giá 1,5 tỷ đồng) thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.
Đáng chú ý, theo kế hoạch ban đầu, các gói thầu sử dụng nguồn vốn của WB đều được thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế, với phương thức 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ và việc lựa chọn nhà thầu lẽ ra đã được tiến hành từ quý I/2017. Tuy nhiên, do những khác biệt quan điểm trong tiến hành Dự án, nên giữa tuần qua, đại diện UBND TP.HCM và đại diện WB đồng thuận tiến hành các thủ tục để kết thúc dự án đối với nguồn vốn được tài trợ từ WB.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, do tính chất quan trọng của Dự án, UBND TP.HCM khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện và hoàn thành Dự án bằng ngân sách của Thành phố, kết hợp với các hình thức đầu tư khác. Việc thay đổi nguồn vốn sẽ dẫn tới những thay đổi về kế hoạch và phương thức đấu thầu tại các gói thầu của Dự án.