【kết quả giải mexico liga】Xử phạt là giải pháp tốt nhất để hạn chế lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc

Tạm dừng tuyển chọn lao động tại địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao

TheửphạtlàgiảipháptốtnhấtđểhạnchếlaođộngbỏtrốntạiHànQuốkết quả giải mexico ligao ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Hàn Quốc là thị trường tốt và đầy tiềm năng cho người lao động Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại nước này ngày càng cao. Hàn Quốc hiện có 16 nước phái cử lao động thì tỷ lệ bỏ trốn ở các nước dao động từ 8 – 9%, thời điểm nhiều nhất cũng chỉ lên 15 – 16%, trong khi đó tỷ lệ này đối với lao động Việt Nam là 55%.

Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã có thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2016 đối với 44 quận, huyện theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên trong số 90 quận, huyện như phía Hàn Quốc đề xuất.

Thực tế từ năm 2012, Hàn Quốc đã dừng tuyển lao động Việt Nam sang nước này, tuy nhiên với nhiều nỗ lực đàm phán năm vừa rồi hai bên đã ký kết lại thỏa thuận, trong đó phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam phải có nhiều giải pháp để giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn, đặc biệt hạn chế những địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao.

DMD

Ông Doãn Mậu Diệp

“Đây là việc nên làm, chính phủ Việt Nam cũng không hề mong muốn lao động Việt Nam vi phạm luật pháp Việt Nam, luật pháp của nước tiếp nhận, không chỉ làm xấu đi hình ảnh nước phái cử lao động mà còn làm gián đoạn các chương trình thỏa thuận lao động giữa hai nước khiến nhiều người mất cơ hội việc làm tại Hàn Quốc”, ông Doãn Mậu Diệp cho biết.

Xử phạt lao động bỏ trốn là bất đắc dĩ

Lí giải về danh sách 44 quận, huyện phải tạm dừng đưa lao động sang Hàn Quốc, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết : "Thực ra không phải Bộ LĐ-TB&XH đơn phương dừng việc tuyển lao động ở 44 quận, huyện mà là phía Hàn Quốc đề nghị, lí do là tỷ lệ bỏ trốn của lao động bất hợp pháp tại Việt Nam quá cao".

Tuy nhiên, phía Hàn Quốc cũng đồng ý không áp dụng việc tạm dừng tuyển chọn lao động ngành Ngư nghiệp trong năm 2016 đối với các huyện ven biển thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường vừa qua, cụ thể là huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh của Hà Tĩnh; huyện Bố Trạch, Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình.

Chia sẻ về sự hỗ trợ của các doanh nghiệp với công tác xuất khẩu lao động, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết: “Trong quá trình làm việc phải thừa nhận các doanh nghiệp không mặn mà với công tác xuất khẩu lao động, vì tỷ lệ bỏ trốn quá cao nên doanh nghiệp cũng đang cân nhắc, ngay bản thân Hà Tĩnh cũng thừa nhận doanh nghiệp không mặn mà”.

Ông cho rằng, để xảy ra việc này cũng là trách nhiệm của chính quyền, người lao động. “Làm sao để người lao động tôn trọng luật pháp các nước, đi có thời hạn thì về cũng đúng thời hạn, thời gian cư trú chỉ có chừng đó thì phải về chứ ở lại vừa vi phạm luật pháp của mình vừa vi phạm luật pháp của họ”.

Theo Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 22/8/2013 đã đưa ra mức ký quỹ 100 triệu đồng trước khi lao động làm thủ tục sang Hàn Quốc làm việc. Những lao động đã bỏ trốn trước đó cũng sẽ phải chịu mức phạt 100 triệu đồng khi về nước. Tuy nhiên, để khuyến khích các lao động đã bỏ trốn về nước, nếu những đối tượng này về nước trước thời hạn sẽ được miễn phạt.

“Chúng tôi không nghĩ xử phạt là giải pháp tốt nhất, nhưng tinh thần tôn trọng luật pháp tự nguyện của người lao động trong việc tuân thủ luật pháp đó mới là điều quan trọng”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết.

Cũng trong năm 2016, Hàn Quốc đã cấp quota cho 3.500 lao động Việt Nam được sang Hàn Quốc làm việc, tuy nhiên riêng số lao động đi theo chương trình EPS đã vượt quá con số này. Hiện nay, còn 2.100 chỉ tiêu phía Hàn Quốc đang giới hạn sẽ đi theo các doanh nghiệp vừa và nhỏ và 1.000 lao động nông nghiệp tại các tỉnh miền Trung do sự cố môi trường biển.

Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, năm 2017, Bộ sẽ tiếp tục thỏa thuận với Hàn Quốc để việc đưa lao động theo chương trình EPS sẽ cố gắng không nằm trong hạn ngạch mà Hàn Quốc cấp cho Việt Nam, để nhiều lao động Việt Nam có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc hơn./.

Mai Đan