【soi cau net】Tinh giản bộ máy mới giảm được chi thường xuyên

NTG

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông).

Sáng 2/11,ảnbộmáymớigiảmđượcchithườngxuyêsoi cau net các đại biểu tiếp tục thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN).

Đánh giá chung về những vấn đề của nền kinh tế, đại biểu Trần Tuấn Anh (TP.HCM) cho rằng nền kinh tế đang mất cân đối trên 3 bình diện. Một là mất cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu, hàng nguyên phụ liệu thay thế nhập khẩu chưa nhiều, còn xuất khẩu phụ thuộc vào khối FDI. Hai là mất cân đối giữa thu chi ngân sách, cơ cấu chi thường xuyên còn khá cao (64%) so với chi đầu tư 27%. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc sắp xếp bộ máy theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 6 vừa qua về việc tinh giản biên chế, tăng cường xã hội hóa dịch vụ công, tích cực áp dụng công nghệ thông tin để giảm biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên.

Lĩnh vực mất cân đối thứ ba là trong bố trí, phân bổ vốn đầu tư công như rất nhiều ý kiến đã nêu. Trong bối cảnh nợ công cao, thủ tục hành chính rườm rà, thì giải pháp cần thiết linh hoạt điều chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án bảo đảm tiến độ, có vai trò quan trọng. “Việc thu hẹp những mất cân đối trên là cơ sở để nước ta phát triển bền vững trong thời gian tiếp theo”, đại biểu Trần Tuấn Anh nói.

Đảm bảo vai trò chủ đạo cho NSTW

Tập trung vào một loạt các vấn đề về ngân sách, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) nêu ý kiến lo ngại về khả năng hụt thu của ngân sách trung ương (NSTW), khi năm 2017 là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020, chúng ta đã điều chỉnh tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách so với giai đoạn trước trên nguyên tắc bảo đảm NSTW có vai trò chủ đạo theo quy định của Hiến pháp.

Đồng ý giải trình trước đó của Bộ trưởng Bộ Tài chính về các giải pháp tăng thu cho NSTW, đại biểu cũng đồng thời nhấn mạnh các giải pháp về cải cách thể chế. Theo đại biểu, đến thời điểm này, chương trình xây dựng luật pháp lệnh của năm 2018 vẫn chưa có nội dung sửa đổi các đạo luật về thuế. Việc chậm trình Quốc hội ban hành, thể chế hoá các quan điểm về chính sách thu theo mục tiêu đã nêu sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của NSTW. Đồng tình với đề nghị trước đó của đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định), đại biểu Nguyễn Trường Giang đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các đạo luật về thuế để thực hiện các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 25 của Quốc hội.

Về dự toán NSNN năm 2018, đại biểu đánh giá các chỉ tiêu về thu NSNN là phù hợp và đảm bảo mục tiêu của giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ đánh giá tác động đến thu NSNN của việc ban hành các điều luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh để xây dựng dự toán năm 2018 sát thực tế hơn.

Đối với chỉ tiêu chi NSNN, đại biểu tán thành chỉ tiêu tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 64,1%. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng mức chi này phải phụ thuộc vào kết quả cải cách tiền lương và tinh giản biên chế. Đồng tình với các kiến nghị của đoàn giám sát Quốc hội về cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đại biểu cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến đã cho rằng chỉ khi tinh giản bộ máy hành chính, đẩy mạnh tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thì mới có thể giảm chi thường xuyên theo kế hoạch tài chính 5 năm.

Tình trạng lãng phí vẫn xảy ra ở nhiều nơi

Cũng nêu ý kiến liên quan đến lĩnh vực chi tiêu và bộ máy hành chính, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng, trong điều kiện nước ta còn nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn thì Chính phủ phải quan tâm nhiều đến giải pháp phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng và cần được ưu tiên. Nhưng bên cạnh phát triển kinh tế, phải giảm chi thường xuyên, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong bộ máy Nhà nước, trong đội ngũ cán bộ.

Theo đại biểu, trong thời gian qua, Đảng, Chính phủ có nhiều nghị quyết, văn bản về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Báo cáo của Chính phủ cho thấy tình hình lãng phí vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Đánh giá một cách thẳng thắn thì nhiều cán bộ trong bộ máy Nhà nước chưa thực sự thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, từ đi lại, ăn uống, chi tiêu công, quản lý tài sản công, tổ chức lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành.... Điều này đã khiến người dân bức xúc, bất bình.

“Chống lãng phí phải đi liền với thực hành tiết kiệm, phải có giải pháp cụ thể, chế tài cụ thể để chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là ý thức, nhân cách, lối sống của đội ngũ cán bộ trong bộ máy hành chính hiện nay”, đại biểu Nguyễn Thái Học nhấn mạnh./.

H.Y