【bảng xếp hạng hai pháp】Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,ànhtỷđồngpháttriểnvănhóbảng xếp hạng hai pháp Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày dự thảo Nghị quyết.

Công nghiệp văn hóa đóng góp 7-8% GDP, tăng hiện diện tại các sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài  

Với 430/454 đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành, sáng nay, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tưChương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Nghị quyết đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu:

Thứ nhất, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình Việt Nam được triển khai thực hiện trên cả nước thông qua các bộ quy tắc ứng xử.

Thứ hai, phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Bảo tàng, Thư viện).

Thứ ba, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn; đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn.

Thứ tư, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt (khoảng 120 di tích) và 70% di tích quốc gia (khoảng 2.500 di tích).

Thứ năm, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP của cả nước.

Thứ sáu, phấn đấu 100% đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tin học hóa, chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ sáu, phấn đấu 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa.

Thứ bảy, 90% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.

Thứ tám, các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, điện ảnh, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc, chất lượng cao được hỗ trợ sáng tác, công bố, phổ biến.

Thứ chín, hằng năm, có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.   

Nghị quyết cũng đặt ra 9 mục tiêu cụ thể đến năm 2035: Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả; 100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện; Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và ít nhất 80% di tích quốc gia.

Ngoài ra, phấn đấu đến năm 2035 các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước; Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế;  85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; 100% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được tiếp cận, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; Hằng năm, có từ 10 - 15 tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tầm quốc gia về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước; Hằng năm, có ít nhất 6 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.  

Để ngỏ kinh phí giai đoạn 2031- 2035, giải ngân ngay 400 tỷ đồng năm 2025

Theo Nghị quyết, kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2025 - 2030 tối thiểu là: 122.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương: 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%), bao gồm 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 27.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Vốn ngân sách địa phương là 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%). Nguồn vốn khác: dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động phù hợp mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.

Riêng về vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2031 - 2035, Nghị quyết chưa đưa ra con số cụ thể mà sẽ căn cứ kết quả thực hiện của Chương trình giai đoạn 2025 - 2030, Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau.

Trước đó, Chính phủ dự kiến tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2031 - 2035 là 134.000 tỷ đồng, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là 256.250 tỷ đồng. 

Liên quan đến nguồn lực thực hiện chương trình, góp ý tại hội trường quốc hội trước đó, nhiều đại biểu băn khoăn cho rằng, tổng nguồn vốn khác đề ra tại Nghị chiếm tỷ lệ 12,4% còn cao, thiếu tính khả thi, nhất là đối với các địa phương còn khó khăn.

Về vấn đề này, trong báo cáo giải trình tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, nguồn vốn khác huy động thực hiện Chương trình bao gồm nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án, vốn huy động thông qua chính sách thu hút đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nguồn đóng góp tự nguyện của người dân (tiền, hiện vật, ngày công lao động) và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

tỷ lệ 12,4% là tỷ lệ trung bình trong cả nước; đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là địa phương phát triển công nghiệp văn hóa, tỷ lệ sẽ đạt cao hơn; đối với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có thể huy động sự đóng góp của người dân bằng ngày công, hiện vật…

Khi Chương trình thực hiện hiệu quả, hoạt động của Chương trình sẽ mang lại lợi ích cho chính cộng đồng, thu hút sự đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp.

Về khả năng bố trí vốn ngân sách và giải ngân vốn năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Theo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Chương trình dự kiến bố trí vốn năm 2025 là 400 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 150 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 250 tỷ đồng/63 tỉnh, thành phố. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, số vốn này hoàn toàn nằm trong khả năng cân đối của ngân sách.