Tại một nghĩa trang yên tĩnh ở miền Đông Trung Quốc,àolưusửdụngAIđểhồisinhngườichếtbằngkỹthuậtsốởTrungQuốsố liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen một người cha đau buồn lặng lẽ rút điện thoại ra, đặt nó lên bia mộ và phát đoạn ghi âm của con trai mình. “Con biết mọi người mỗi ngày đều đau khổ vô cùng vì con, cảm thấy tội lỗi và bất lực. Dù không thể ở bên nữa nhưng tâm hồn con vẫn ở thế giới này, đồng hành cùng cha mẹ suốt cuộc đời”, một giọng nói hơi có vẻ máy móc cất lên.
Đó là những lời mà người quá cố - Huyền Mặc, chưa bao giờ nói ra, được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo(AI). Cha mẹ của Huyền Mặc rất đau buồn khi đứa con duy nhất của họ qua đời vì đột quỵ ở tuổi 22 vào năm ngoái khi đang theo học tại Đại học Exeter (Anh).
Vì vậy, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, họ quyết định tạo ra một bản sao kỹ thuật sốgiống hệt như đứa con trai đã chết của mình, nhưng tồn tại trong thực tế ảo.
Họ nằm trong số ngày càng nhiều người Trung Quốc đang sử dụng công nghệ AI để tái tạo hình đại diện sống động như thật của những người đã khuất.
Một số công ty Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra hàng nghìn ‘nhân bản kỹ thuật số’ chỉ từ 30 giây dữ liệu hình ảnh và âm thanh của người đã khuất.
Các chuyên gia cho rằng chúng có thể mang lại sự an ủi rất cần thiết cho những người đang đau đớn tột cùng bởi sự mất mát người thân.
Một số công ty chuyên nghiên cứu về sản phẩm được gọi là ‘bot ma’ đã xuất hiện ở Mỹ trong những năm gần đây. Nhưng ở Trung Quốc, ngành công nghiệp này đang bùng nổ.
Zhang Zewei, người sáng lập công ty AI Super Brain, cho biết: “Về công nghệ AI, Trung Quốc thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới. Có rất nhiều người ở Trung Quốc có nhu cầu duy trì kết nối với người đã khuất, mang lại cho chúng tôi lợi thế lớn khi đáp ứng thị trường”.
Theo Zhang Zewei, Super Brain tính phí từ 10.000 - 20.000 nhân dân tệ (1.400 - 2.800 USD) cho quá trình tạo ra một ‘nhân bản kỹ thuật số’ cơ bản trong vòng khoảng 20 ngày.
Khách hàng thậm chí có thể thực hiện các cuộc gọi điện video với một chatbot có khuôn mặt và giọng nói được kỹ thuật số tái hiện y hệt như của người đã khuất.
Sima Huapeng, người sáng lập công ty Silicon Intelligence có trụ sở tại Nam Kinh (Trung Quốc), cho biết công nghệ này sẽ tạo ra một loại ‘chủ nghĩa nhân văn mới’. Chúng giống như các bức tranh chân dung trong nhiếp ảnh, nhưng giúp mọi người tưởng nhớ những người đã khuất theo một cách hoàn toàn khác biệt.
Ở khía cạnh khác, các nhà xã hội học Trung Quốc đang đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các ‘bot ma’, đặc biệt là về ý nghĩa tâm lý và đạo đức của chúng.
Các ‘nhân bản kỹ thuật số’ được tạo ra bằng công nghệ AI, do đó chúng sẽ có sự phát triển và có thể sẽ không 'trung thành' với tính cách mà chúng được thiết kế để mô phỏng, đe dọa làm ‘ô uế’ ký ức về những người đã khuất.
Mặc dù Zhang Zewei cho rằng mọi công nghệ mới đều là ‘con dao hai lưỡi’. Do đó, miễn là có thể giúp đỡ những người đang cần nó, Zhang Zewei không thấy có bất kỳ vấn đề gì.
Người cha đau buồn cho rằng có lẽ Huyền Mặc sẽ sẵn lòng được hồi sinh bằng kỹ thuật số. “Một ngày nào đó, con trai, tất cả chúng ta sẽ đoàn tụ trong siêu vũ trụ ảo. Công nghệ ngày càng tốt hơn... chỉ là vấn đề thời gian thôi", ông nói trong khi người vợ đang khóc trước nấm mộ của con trai mình.
(theo TX)