Với cấu trúc và hạ tầng đô thị hiện tại,áyđiệnsắplênngôkqbd kashima antlers xe máy vẫn là phương tiện của đại đa số người Việt. Tuy nhiên vẫn có cách mạng trên thị trường xe máy với xu hướng chuyển đổi từ xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang xe máy điện.
Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, nhà công nghệ trong Hội thảo “Xu hướng và giải pháp công nghệ giao thông thông minh an toàn, kinh tế và bảo vệ môi trường” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.
Xe máy vẫn là “vua đường phố”…
Dẫn báo cáo về “Vai trò của xe máy trong hiện tại và tương lai ở Việt Nam” của đại học Việt - Đức cho biết tính đến hết năm 2017, Việt Nam có 54 triệu xe máy được đăng ký lưu hành, tỷ lệ sở hữu xe máy tại Việt Nam là 565 xe/1.000 dân với tỷ lệ 2,4 xe/ hộ gia đình- TS. Nguyễn Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện KH&CN Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định trong nhiều năm tới, xe máy vẫn là phương tiện chính tại Việt Nam
Đồng quan điểm, ThS. Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô xe máy cũng đánh xe máy vẫn sẽ phổ biến bởi cấu trúc đô thị và hạ tầng đô thị đang phục vụ xe máy là chính. “Đường phố nhỏ, nhiều ngõ, ngách, khoảng cách di chuyển ngắn thì xe máy vẫn thể hiện được tính ưu việt so với các phương tiện giao thông khác”, ông Đồng phân tích.
Tuy nhiên, các diễn giả đều cho rằng, thị trường xe máy sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong vài năm tới.
“Với sự phát triển của các công nghệ thông minh, công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ mới về lưu trữ năng lượng, trên thế giới đã có giao thông ngày càng thông minh hơn, thân thiện mới môi trường. Xu thế đó không chỉ có ở các nước phát triển mà lan tỏa sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam” - Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng Duy, đã có một số doanh nghiệp tham gia thị trường sản xuất xe thông minh, hơn nữa lại tiên phong trong việc sản xuất theo quy mô hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xe máy điện thông minh - điều mà trước đây, việc nghiên cứu và phát triển của Việt Nam vẫn bị loay hoay ở mô hình sản xuất thử nghiệm. Thực tế, đầu tháng 11 vừa qua, Vinfast đã ra mắt mẫu xe máy điện thông minh - VinFast eScooter được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Xe được trang bị kết nốt Internet qua nền tảng 3G, định vị GPS và các kết nối tầm gần như Bluetooth, RF. Sản phẩm được hỗ trợ bởi một hệ sinh thái toàn diện như hệ thống trạm sạc, trạm thuê pin, hệ thống điện toán đám mây cùng ứng dụng mobile...
Đây chính là bước ngoặt của thị trường xe máy Việt Nam.
… nhưng sẽ chuyển đổi sang xe máy điện thông minh
Bước ngoặt này đánh dấu một sự chuyển dịch mang tính cách mạng - bùng nổ của các loại xe “xanh” và thông minh. Theo TS. Ngô Trí Long, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính, xe máy điện đã và đang là một trong những xu hướng rất “nóng” của ngành công nghiệp xe hai bánh hiện nay.
“Tôi cho rằng câu chuyện VinFast tham gia lĩnh vực xe máy như vậy là đúng thời điểm, lại đi thẳng lên những công nghệ hiện đại của thế giới hiện nay là một tín hiệu tích cực. Đặc biệt, đây là một chiếc xe máy điện thông minh sẽ phù hợp với định hướng xây dựng đô thị thông minh, giao thông thông minh của chúng ta hiện nay”, ông Long đánh giá.
Xét trong tổng thể giao thông thông minh, việc kết nối, phát triển các hệ thống, ứng dụng thông minh cho xe máy sẽ có những tác động tích cực, thúc đẩy việc ứng dụng giao thông thông minh trong hệ thống giao thông vận tải, tạo ra sự đa dạng về công nghệ, hệ thống, thiết bị, dịch vụ, kéo theo nhiều sự phát triển về cơ sở hạ tầng. Kéo theo đó là sự thay đổi về cơ chế chính sách, hệ thống tiêu chuẩn để tạo ra sự đồng bộ, và về lâu dài là sự kết nối, trao đổi, tương tác chặt chẽ giữa 3 yếu tố trong giao thông là người - xe - đường.
Đi sâu phân tích và sản phẩm xe máy điện thông minh Klara của VinFast, PGS.TS Tạ Hải Tùng, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết về bản chất, xe máy điện VinFast đã có tính kết nối. Cùng với đó là hệ sinh thái ứng dụng mà VinFast công bố sẽ tạo nên một chiếc xe máy điện thông minh. “Khi đó chiếc xe không chỉ là phương tiện mà còn là người bạn giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng thuận tiện. Đó là sự khác biệt của xe máy điện VinFast so với phần còn lại của thị trường hiện nay”, ông Tùng nói.
GS.TS Lê Hùng Lân, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ KH&CN) cũng cho rằng từ cách tiếp cận của VinFast, chúng ta đã có thể nhìn thấy một giải pháp cho tương lai giao thông thông minh của Việt Nam khi một phương tiện lưu thông luôn được kết nối chặt chẽ với hệ thống và ngược lại.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đề nghị Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất xe điện. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn và hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho người dân sử dụng loại phương tiện này một cách thuận lợi, an toàn.
Minh Tuấn