Nội dung công văn này tuy là giả nhưng được viết với nội dung và hình thức trình bày y như thật. Cụ thể: Thực hiện công điện chiều 23-1-2018 của Thủ tướng Chính phủ cho Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam về việc chúc mừng chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam trước U23 Quatar. Đúng 15h ngày 27-1-2018,i gisố liệu thống kê về sydney fc gặp melbourne city U23 Việt Nam đá trận chung kết với U23 Uzbekistan. Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT, các đại học, học viện; các trường đại học và cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm cho sinh viên, học sinh nghỉ học chiều ngày 27-1-2018 để cổ vũ cho đội nhà và có kế hoạch dạy bù vào thời gian thích hợp.
Ở phần cuối, công văn giả này còn nhấn mạnh: Đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường có kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trên. Và điều mà công văn giả này đã gây được sự chú ý của người xem là ở phần đầu cũng có số 6051/BGDĐT-CV và cuối có đóng mộc đỏ mang dòng chữ “Bộ Giáo dục - Đào tạo” và người ký thay Bộ trưởng là Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Chính vì thế, đã có không ít người bán tin bán nghi không biết có phải thật hay không cũng chia sẻ trên mạng để hỏi thông tin. Điều đó khiến thông tin lan truyền rất nhanh. Thế nhưng, với những ai nắm được thông tin về sự thay đổi lãnh đạo của Bộ GD-ĐT trong thời gian gần đây thì sẽ sớm phát hiện ra đó là công văn giả mạo. Bởi trên thực tế, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga sau khi hết tuổi làm công tác quản lý vào cuối tháng 11-2017 đã nghỉ công tác ở Bộ GD-ĐT. Từ ngày 1-12-2017, ông Bùi Văn Ga làm giảng viên giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Đà Nẵng theo Quyết định số 1448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, công văn trên mạng xã hội được ký vào ngày 24-1-2018, lại do Nguyên Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký là không hợp lý.
Mặc dù vậy, nhưng trước thông tin này, Chánh Văn phòng - người phát ngôn của Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Viết Lộc khẳng định với giới báo chí rằng: Đây là công văn giả mạo, Bộ GD-ĐT đang đề nghị cơ quan công an vào cuộc để điều tra làm rõ, đồng thời bộ cũng đã có văn bản gửi đến các Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở GD-ĐT trên cả nước để cảnh báo về văn bản giả mạo này. Và tới đây, chắc chắn công an sẽ tìm ra đối tượng soạn thảo và phát tán công văn giả mạo này trên mạng xã hội và người vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm để làm gương.
Tuy nhiên, trong bài viết này xin chia sẻ cùng bạn đọc ở góc độ pháp luật đôi với hành vi giả mạo văn bản của cơ quan nhà nước. Theo đó, hành vi này sẽ bị điều chỉnh bởi Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đó là “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Và theo đó: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: Có tổ chức; Phạm tội 2 lần trở lên; Làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; Thu lợi bất chính 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: Làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Từ sự việc trên, chắc chắn mọi người đã nhận ra “con dao hai lưỡi” của mạng xã hội, với những ai biết sử dụng thì nó sẽ trở thành công cụ, phương tiện vô cùng có ích, nhưng nếu lợi dụng nó với mục đích chỉ để câu view câu like câu comment trên facebook…., thì ắt sẽ có ngày vào nhà đá để gỡ lịch.
Mỹ Hạnh