Ông Phạm Lương Sơn,ẩnbịđủnguồnlựcđểđiềuchỉnhgiádịchvụytếkq afc Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT cho biết, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này, về bản chất là sự chuyển dịch của các khoản chi trước đây được nhà nước bao cấp, chi trực tiếp cho các bệnh viện thì nay được kết cấu vào giá dịch vụ y tế. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá sẽ từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh và bảo đảm lợi ích của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.
Người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh (KCB) là đối tượng chịu tác động nhiều nhất, đặc biệt là nhóm đối tượng phải cùng chi trả. Tuy nhiên, theo đánh giá của BHXH Việt Nam, tác động tích cực là chủ yếu.
Thứ nhất, mức giá chi trả của dịch vụ kỹ thuật sẽ thống nhất tại tất các các cơ sở KCB cùng hạng trên cả nước, người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ y tế công bằng, đồng đều ở tất cả các cơ sở KCB, không phân biệt vùng miền.
Thứ hai, toàn bộ chi phí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là những chi phí trực tiếp như khấu hao, duy tu bảo dưỡng... từng bước được kết cấu vào giá dịch vụ y tế theo lộ trình và được Quỹ BHYT chi trả. Do đó, người bệnh sẽ không bị thu thêm những chi phí đã được tính vào giá dịch vụ y tế. Chúng ta đang hướng tới điều chỉnh giá dịch vụ y tế sao cho chi phí y tế từ tiền túi người dân giảm ở ngưỡng dưới 40% vào năm 2018 và đây chính là cơ hội để thực hiện mục tiêu đó.
Thứ ba, người dân sẽ được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo cơ chế chuyển dịch vụ tài chính, khi đã tính cả tiền lương, tiền phụ cấp vào giá dịch vụ y tế rồi thì phần ngân sách Nhà nước trước vẫn cấp cho các cơ sở y tế để trả lương, trả chi phí thường xuyên… sẽ được chuyển sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT, để được thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, trong đó đặc biệt chú ý đến các nhóm người yếu thế trong xã hội.
Thứ tư, giá dịch vụ y tế được tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, đồng thời có trách nhiệm nâng cao chất lượng KCB, cả chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng phục vụ. Người có thẻ BHYT được thụ hưởng các dịch vụ KCB tiên tiến, hiện đại ngay trên địa bàn và được cơ quan BHXH thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.
Đối với 30% dân số chưa tham gia BHYT, trong năm 2015 sẽ chưa chịu tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ KCB. Tuy nhiên, theo lộ trình, trong năm 2016 sẽ áp dụng giá tính đủ 7 yếu tố chi phí cho người không có thẻ BHYT. Do đó, để không phải nặng gánh chi trả thêm, giảm chi từ tiền túi khi thực hiện KCB, người dân nên tích cực tham gia BHYT.
Về quỹ BHYT, theo ông Phạm Lương Sơn, kể từ năm 2010, thông qua các biện pháp quản lý của BHXH nhằm tăng cường kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ, các cơ sở KCB tích cực cung cấp các dịch vụ y tế theo hướng chi phí hiệu quả, vì vậy mỗi năm tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2014, Quỹ BHYT có kết dư khoảng 5.200 tỷ đồng qua các giải pháp tăng cường quản lý. Đến nay, quỹ BHYT dự phòng đủ để đảm bảo đáp ứng việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này. Ước tính quỹ BHYT vẫn có khả năng cân đối được đến hết năm 2017.
Vì vậy, từ nay đến năm 2017 chưa đặt ra vấn đề điều chính mức đóng phí BHYT. Đến năm 2018, khi đã tính đủ 7 cấu phần vào giá dịch vụ y tế mới cân nhắc đến việc có điều chỉnh mức đóng hay không./.
Theo chinhphu.vn