Đối tượng áp dụng của Thông tư là tương nhân Việt Nam; chủ kho ngoại quan và chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan; cơ quan hải quan,ủtụchảiquanđốivớihànghóakinhdoanhtạmnhậptáixuấđội hình psg gặp rennes công chức hải quan; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, Thông tư quy định, thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; Quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD); Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu; Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển khẩu đi qua cửa khẩu Việt Nam...
Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác, Thông tư nêu rõ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác thực hiện như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư số 128/2013/TT-BTC, Điều 51 Thông tư số 196/2012/TT-BTC và Điều 30 Thông tư số 22/2014/TT-BTC.
Ngoài ra, khi làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan, người khai hải quan phải khai mã số tạm nhập tái xuất trên ô số 21 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mẫu HQ/2012-KNQ..; Chủ kho ngoại quan phải nộp vận đơn có ghi cụ thể tên, địa chỉ kho ngoại quan lưu giữ hàng hóa;
Thương nhân có mã số của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT được đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để làm thủ tục gửi hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới.
Chủ kho ngoại quan, chủ hàng hóa chịu trách nhiệm xử lý và thanh toán các chi phi liên quan đến việc xử lý các lô hàng có dấu hiệu hư hỏng, quá thời hạn sử dụng cần xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và các loại hàng hóa khác trong kho theo quy định của pháp luật. Chủ kho ngoại quan/chủ hàng hóa phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý, làm sạch môi trường; tiêu hủy và các khoản chi phí khác theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.
Các trường hợp từ chối nhận hàng: hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại; Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc người gửi hàng không thực hiện đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng thuê kho ngoại quan.
Việc từ chối nhận hàng phải được thực hiện trước thời điểm đăng ký tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận là hàng hóa buôn lậu thì hàng hóa đó bị xử lý như đối với hàng hóa buôn lậu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2014 ./.
Đàm Tuấn