Cúp C1

【lịch thi đấu giải y】Nỗi buồn chiến tranh

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:BP -Chiến tranh đã lùi xa 40 năm nhưng dư âm của lịch thi đấu giải y

BP - Chiến tranh đã lùi xa 40 năm nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi. Gần nửa thế kỷ là độ lùi thời gian đủ cho ta nhận thức,ỗibuồnchiếlịch thi đấu giải y đánh giá lại nhiều giá trị. Có một người đã giúp ta nhìn nhận quá khứ bằng hình tượng nghệ thuật, đó là nhà văn Bảo Ninh. Dưới cái nhìn của người lính đã từng “vào sinh ra tử” ở chiến trường Tây Nguyên khốc liệt, Bảo Ninh đã có một cái nhìn rất đa chiều về cuộc chiến. Nỗi buồn chiến tranh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu) được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, năm 2010 ông vinh dự nhận giải thưởng Mickey của Nhật Bản. Tác phẩm được các học giả và bạn đọc trong nước, quốc tế đánh giá là tiểu thuyết xuất sắc ở nhiều phương diện.

Nội dung tiểu thuyết là câu chuyện một người lính tên Kiên. Kiên là học sinh trường Bưởi, Hà Nội. Anh có nhiều ước mơ và một tình yêu trong sáng với Phương. Ngày anh lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người yêu tiễn anh vào chiến trường và bị kẻ xấu cưỡng bức trên chuyến tàu. Kiên đau khổ lao vào chiến đấu và anh chứng kiến nhiều cảnh hy sinh, mất mát của đồng đội và bản thân. May mắn sống sót sau chiến tranh, trở về cuộc sống đời thường, Kiên bị những vết thương trên cơ thể và tâm hồn hành hạ, anh không thể hòa nhập với cuộc sống, anh trở thành “nhà văn cấp phường”. Kiên viết về cuộc chiến khốc liệt mà mình tham gia. Ký ức về những cái chết của đồng đội như: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27, cô giao liên tên Hòa, hay Quảng, Thịnh, Oanh... luôn đeo bám anh. Kiên gặp lại Phương định xây lại hạnh phúc nhưng giờ Phương đã rơi vào trụy lạc với những người đàn ông khác. Chán chường trước cuộc sống hiện tại, Kiên đốt cuốn tiểu thuyết và ra đi.

Chúng ta đều biết văn học thời kháng chiến chống Mỹ (1945-1975) và những năm đầu sau giải phóng chủ yếu được viết theo bút pháp lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Chủ yếu miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính, ít đề cập đến những mất mát, hy sinh, những nỗi đau trong và sau cuộc chiến. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh ở góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người. Tác phẩm đã tái hiện lại cuộc chiến khốc liệt, đặc biệt là xoáy sâu vào những suy nghĩ thật của người lính về cuộc chiến, chiến tranh là thù địch với tất cả con người, với tình yêu. Người lính cách mạng không phải lúc nào cũng dũng cảm mà có lúc dao động, lo sợ. “Móng vuốt chiến tranh” cào sâu vào tâm hồn khiến những người như Kiên có lúc mong mình “thà chết đi ở chiến trường còn hơn phải sống vật vờ với thực tại đau thương”. Nỗi buồn chiến tranh đã nhìn nhận lại về hiện thực chiến tranh, vượt lên những suy nghĩ truyền thống. Tác phẩm đã nhận được sự đồng thuận chia sẻ của những người đã từng bước ra từ khói lửa và cả người sinh ra trong thời bình. Như một chân lý, chiến tranh đã “chà nát mọi số phận theo những cách khác nhau” là kẻ thù của cả nhân loại, không phân biệt bên thắng, bên thua.

Về phương diện nghệ thuật, tác phẩm có lối đi riêng diễn tả tối đa tâm trạng đan xen mộng và thực, những ám ảnh triền miên của của nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”.  

Th.S Vũ Văn Tuấn

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap