【newcastle vs aston villa】Cơn bão “can thiệp chính trị” ngày càng dữ dội tại Hàn Quốc
Hàng loạt vụ bê bối liên quan đến bà Choi Soon-sil bắt đầu bị phanh phui từ tháng 9 năm nay. Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho rằng,ơnbãocanthiệpchínhtrịngàycàngdữdộitạiHànQuốnewcastle vs aston villa bà Choi Soon-sil đã lợi dụng quan hệ riêng tư đặc biệt là bạn thân tín trong 40 năm với Tổng thống Park Geun-hye, ép buộc các doanh nghiệp lớn bơm vốn vào 2 quỹ phi lợi nhuận do bà kiểm soát, với số tiền lên tới khoảng 50 tỷ won (tương đương 44 triệu USD). Bên cạnh đó, việc con gái bà được đặc cách tuyển vào đại học cũng bị nghi là có gian lận. Sau đó, các phương tiện truyền thông không ngừng phanh phui việc bà Choi Soon-sil bị nghi lập công ty “bình phong” tạ#i nước ngoài để kiếm lời, tham ô công quỹ vì mục đích cá nhân, can thiệp vào việc bổ nhiệm nhân sự của Phủ Tổng thống, tiết lộ bí mật quốc gia... Các vụ bê bối không ngừng mở rộng, dẫn đến sự lên án của xã hội Hàn Quốc đối với Tổng thống Park Geun-hye.
Trong quá trình diễn biến của vụ bà Choi Soon-sil, Chính quyền Park Geun-hye ban đầu cực lực phủ nhận những thông tin liên quan, dân chúng Hàn Quốc cũng bán tín bán nghi việc này. Nhưng sau khi Đài Truyền hình JTBC đưa ra những bằng chứng về bà Choi Soon-sil can thiệp vào công việc nội chính, Tổng thống Park Geun-hye buộc phải thừa nhận đã đưa cho người bạn thân của mình một số dự thảo bài phát biểu khi mới nhậm chức, đồng thời công khai xin lỗi trước dân chúng Hàn Quốc ngày 25-10. Tuy nhiên, việc xin lỗi chưa thể dập tắt sự bất bình của người dân, hàng nghìn người đã đổ ra đường phố ở thủ đô Seoul yêu cầu Tổng thống Park Geun-hye từ chức hoặc bị luận tội. Trong khi đó, các nghị sĩ của đảng cầm quyền và đối lập đều kêu gọi Tổng thống giải tán nội các hiện nay và thành lập 1 Chính phủ liên minh lớn thông qua việc chỉ định 1 Thủ tướng trung lập về chính trị và để người này chọn các thành viên nội các.
Chính những diễn biến trên đã gây sức ép lên Tổng thống Park Geun-hye - hiện đang ở năm thứ tư trong nhiệm kỳ 5 năm buộc phải đưa ra những biện pháp tạm thời bởi lẽ cuộc khủng hoảng chính trị trên đe dọa sẽ làm phức tạp thêm quá trình hoạch định chính sách trong giai đoạn khó khăn thường gặp ở cuối nhiệm kỳ duy nhất của các tổng thống Hàn Quốc. Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố tiến hành cải tổ một phần Văn phòng tổng thống và Nội các, thay thế Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế và Bộ trưởng An toàn và an ninh công cộng, cũng như thay thế Chánh văn phòng và 3 Thư ký cấp cao trong đó có Thư ký phụ trách các vấn đề chính trị. Thậm chí, cựu Thư ký của Tổng thống Park Geun-hye phụ trách vấn đề điều phối chính sách, ông An Jong-beom, đã bị tạm giam khẩn cấp do liên quan tới việc thành lập các quỹ phi lợi nhuận của bà Choi Soon-sil.
Tuy nhiên, ngay cả khi Tổng thống Park Geun-hye đã có bước đi nhằm trấn an dư luận, tình hình chính trị của Hàn Quốc vẫn lâm vào cảnh rối ren. 3 đảng đối lập, gồm đảng đối lập chính Minjoo, đảng Nhân dân và đảng Công lý đã nhất trí tẩy chay phiên điều trần của Quốc hội để thông qua việc bổ nhiệm các thành viên mới của nội các. Các đảng trên cho rằng việc bổ nhiệm Thủ tướng mới là một quyết định đơn phương và việc cải tổ nội các mà không thảo luận và thông báo trước sẽ chỉ khiến dư luận thêm bức xúc. Ngay cả một số nghị sĩ đảng cầm quyền Saenuri cũng phê phán việc cải tổ nội các mà không thông báo trước thậm chí với cả đảng này. Khoảng 50 nghị sĩ thuộc phái không ủng hộ Tổng thống Park Geun-hye trong đảng Thế giới mới đã kêu gọi ban lãnh đạo đảng này từ chức để nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay.
Giới phân tích cho rằng do ngưỡng pháp lý luận tội Tổng thống tương đối cao, hơn nữa đòi hỏi chính của đảng cầm quyền và đối lập ở Hàn Quốc hiện nay không phải nhằm vào Tổng thống Park Geun-hye, do vậy khả năng bà Park Geun-hye bị hạ bệ là không lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều tiếng nói yêu cầu hạn chế quyền lực của Tổng thống, Tổng thống Park Geun-hye rất có thể không còn thực quyền điều hành trong hơn một năm còn lại trong nhiệm kỳ của bà.