【cúp c2 đêm nay】Bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ công
Sáng 15/2,ổsungquyđịnhvềbảovệquyềnlợingườitiêudùngkhisửdụngdịchvụcôcúp c2 đêm nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Người tiêu dùng được bảo vệ bao gồm cả tổ chức và cá nhân
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UBKH, CN&MT) Lê Quang Huy cho biết, để làm rõ hơn việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong sử dụng dịch vụ công, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại khoản 10 Điều 4 theo hướng khi sử dụng dịch vụ công người tiêu dùng được bảo vệ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Đồng thời, để ngăn chặn việc cung cấp các dịch vụ không bảo đảm chất lượng, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 35 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ công) không đúng nội dung đã đăng ký, thông báo, công bố, giao kết.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy |
Về trách nhiệm của người tiêu dùng (Điều 5), tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung khoản 3 Điều 5 về trách nhiệm của người tiêu dùng. Cụ thể là “bảo đảm cung cấp chính xác, đầy đủ về các nội dung thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ theo quy định của pháp luật”. Trường hợp người tiêu dùng đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích của cá nhân, tổ chức kinh doanh thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc pháp luật có liên quan.
Theo Thường trực UBKH,CN&MT, việc bổ sung quy định này sẽ là cơ sở để phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và giúp người tiêu dùng thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với hoạt động mua, bán và sử dụng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
Liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương (Điều 8), Thường trực UBKH,CN&MT đã bổ sung nội dung bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là người nghèo (“thành viên của hộ nghèo”) tại khoản 1 Điều 8 dự thảo Luật.
Bên cạnh những vấn đề đã tiếp thu, giải trình, cơ quan thẩm tra cũng đề xuất hai vấn đề xin ý kiến UBTVQH là khái niệm người tiêu dùng và thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp.
Về khái niệm người tiêu dùng, báo cáo đề xuất phương án 1 quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức trong dự thảo Luật vì trên thực tế, việc mua hoặc sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hoạt động của cá nhân mà còn bao gồm cả tổ chức cho mục đích tiêu dùng, không vì mục đích thương mại. Quy định này cũng là kế thừa quy định hiện hành. UBKH, CN&MT ủng hộ phương án này.
Phương án 2 là không đưa “tổ chức” vào khái niệm “người tiêu dùng”, vì lý do theo đánh giá tổng kết, số lượng các tổ chức có khiếu nại, khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước là rất ít; người tiêu dùng là tổ chức có nhiều điều kiện tốt hơn so với người tiêu dùng là cá nhân khi thực hiện giao dịch mua, bán và giải quyết tranh chấp… Đây cũng là phương án Chính phủ trình Quốc hội.
Thảo luận tại phiên họp, đa số các thành viên UBTVQH ủng hộ phương án 1. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, quy định khái niệm người tiêu dùng gồm cả tổ chức sẽ tạo được cơ chế bảo vệ nhanh chóng, hiệu quả khi xảy ra các trường hợp số đông người tiêu dùng bị thiệt hại do vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh, nhất là các trường hợp như nhà trẻ, trường học, doanh nghiệp mua hàng tiêu dùng như trẻ em, học sinh…
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp |
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, khái niệm “người tiêu dùng” cần nêu rõ gồm cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, để luật bao quát và giải quyết được các vấn đề liên quan đến tiêu dùng giữa các tổ chức, vốn là vấn đề tương đối phức tạp, khó xử lý hiện nay.
Bảo vệ người tiêu dùng: Cân bằng quyền lợi, trách nhiệm của các bên
Về thủ tục rút gọn, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng ý cần có thủ tục rút gọn đối với những vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và có quy định riêng trong dự thảo luật này. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng ủng hộ việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết các tranh chấp, vụ việc dân sự. Tuy nhiên, cần có đánh giá kỹ lưỡng tại sao trong thực tế thủ tục rút gọn rất ít được áp dụng, làm rõ những bất cập, vướng mắc, để có những quy định phù hợp, đảm bảo khả thi khi luật có hiệu lực.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ khái niệm người tiêu dùng theo Luật hiện hành gồm cả cá nhân và các tổ chức. Nếu thay đổi cần đánh giá kĩ hơn về đặc thù, thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam. Trong bối cảnh pháp luật đang bảo vệ cả tổ chức và cả cá nhân mà quyền lợi người tiêu dùng còn bị xâm phạm thì việc đề xuất bỏ đi một chủ thể quan trọng và phổ biến có nên hay không, Chủ tịch Quốc hội nêu câu hỏi.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp |
Về một số vấn đề khác, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khi tập trung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm gắn theo cần bảo đảm ngang bằng về quyền và nghĩa vụ bảo vệ, các chủ thể người tiêu dùng, người sản xuất hay phân phối cũng đều ngang bằng, bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do đó không được làm phương hại đến quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan và nhất là về chi phí tuân thủ pháp luật. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tiếp tục rà soát, xem xét lại các nguyên tắc, các quan điểm lớn đã đặt ra khi trình xây dựng dự án luật này.
Liên quan đến Điều 5 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây cũng là vấn đề cần xin ý kiến; đồng thời cần rà soát lại một số quy định có vẻ như đã đưa thêm những điều kiện ràng buộc vượt ra ngoài khuôn khổ cần thiết, thậm chí là vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật tạo thêm gánh nặng tuân thủ pháp luật cho người sản xuất và nhà phân phối. Đây là nhóm quy định cần rà soát để báo cáo sâu với Quốc hội để xem xét và quyết định.
Lưu ý quy định tại Điều 39 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, Chủ tịch Quốc hội đánh giá dường như dự án luật đang giao quá nhiều nghĩa vụ vượt ra ngoài phạm vi của các tổ chức này, có những quy định trùng lặp với nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân bán hàng về chi phí tuân thủ pháp luật, tạo thêm gánh nặng không cần thiết và chưa chắc đã khả thi. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà lại khoản 2 Điều 39 và toàn bộ Chương II về trách nhiệm tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, theo hướng tránh tạo thêm những gánh nặng chi phí vô lý và phải bảo đảm ngang bằng với quyền lợi, không phương hại đến lợi ích của người cung cấp hàng hóa sản phẩm, dịch vụ.