PGS.TS Hoàng Văn Cường,Điềutiếtngânsáchđãđượctínhtoánkỹlưỡnghợplýkết quả bóng đá bỉ hôm nay Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐB Quốc hội đoàn Hà Nội) nhấn mạnh khi chia sẻ với phóng viên TBTCVN bên hành lang Quốc hội về vấn đề cân đối ngân sách trung ương và địa phương.
* PV: Thưa ông, gần đây một số địa phương lớn có ý kiến về việc điều chỉnh tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại. Cụ thể như TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ giữ lại giảm từ 23% xuống 18%, Đà Nẵng từ 85% xuống 68%... Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
- PGS.TS Hoàng Văn Cường:Hiện nay phân bổ ngân sách 2017 không chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mà còn gần chục tỉnh khác là những tỉnh có đóng góp về ngân sách trung ương (NSTW) đều bị cắt giảm tỷ lệ điều tiết của ngân sách địa phương (NSĐP), tăng tỷ lệ điều tiết về NSTW. Với các địa phương thì sẽ có những khó khăn nhất định, tuy nhiên có hai lý do để chúng ta thấy rằng việc cắt giảm như vậy là hợp lý.
Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng GDP của chúng ta không phải là cao mặc dù đặt mục tiêu 6,7% (năm 2017), nếu đặt mục tiêu 6,7% thì tổng quy mô GDP của Việt Nam đến hết năm 2017 mới đạt được bằng mức đề ra của năm 2016 (năm 2016 đặt mục tiêu GDP 6,7% nhưng thực tế chỉ có thể đạt 6,3 - 6,5%). Theo kế hoạch năm 2016 GDP phải đạt được khoảng 5,1 triệu tỷ đồng (năm 2016 ước thực hiện cũng chỉ ở mức khoảng 4,6 triệu tỷ đồng).
Với tổng quy mô GDP khoảng 5,1 triệu tỷ đồng, nếu không tiết kiệm chi tiêu thì chúng ta sẽ phải đi vay nợ. Nếu đi vay nợ thì trần nợ công sẽ vượt qua con số 65% GDP, vì tổng quy mô GDP không tăng mà chi tiêu công tăng sẽ làm trần nợ công tăng. Vì vậy, Chính phủ buộc phải cắt giảm chi tiêu công của năm 2017 và đưa dự toán bội chi ngân sách nhà nước giảm từ 5,3% xuống 3,5% GDP. Bội chi không chỉ giảm về tỷ lệ mà còn giảm về con số tuyệt đối từ 254 nghìn tỷ đồng xuống 178 nghìn tỷ đồng. Vậy lấy đâu tiền bù vào phần cắt giảm, đương nhiên là từ ở các địa phương, các tỉnh phải gánh chịu phần chung này với cả nước.
|
Lý do thứ hai chúng ta đặt mục tiêu tái cơ cấu về kinh tế, nếu nói tái cơ cấu kinh tế mà không nói về tái cơ cấu nguồn lực đầu tư thì chẳng qua là vẽ trên giấy, phải có nguồn lực thay đổi để phục vụ cho tái cơ cấu. Vậy để tái cơ cấu đầu tư công rõ ràng phải thay đổi chính sách về phân bổ nguồn vốn.
Đề án tái cơ cấu phải là điều hành chung của Chính phủ, Chính phủ phải có nguồn lực để điều hành, tránh tình trạng người ta nói rằng 63 tỉnh là 63 nền kinh tế, mỗi anh đi theo một hướng và Chính phủ không điều hành được. Chính vì vậy cần tập trung ngân sách để thực hiện tái cơ cấu, tìm hiểu lĩnh vực nào, ngành nào, khu vực nào, địa phương nào, công trình nào là trọng điểm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển thì cần đầu tư.
Như vậy có thể thấy rằng, giảm tỷ lệ NSĐP giữ lại không có nghĩa là đầu tư cho địa phương đó giảm, nếu địa phương có những ngành, những công trình thuộc trọng điểm đầu tư của tái cơ cấu kinh tế, có khi địa phương lại được đầu tư nhiều hơn, còn tỉnh khác, ngành khác không có trong trọng điểm đầu tư thì chấp nhận đi sau.
Ví dụ, nếu việc đầu tư Sân bay Long Thành là một cái chốt để giải tỏa toàn bộ vấn đề tái cơ cấu của khu vực miền Nam thì sẽ không còn là vấn đề của một địa phương mà là vấn đề chung, là trọng điểm đầu tư và như vậy sẽ hoàn thành nhanh hơn. Việc chúng ta tập trung nguồn lực như vậy chính là giải pháp để tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Như vậy cũng sẽ tạo ra sự chia sẻ nguồn lực để đầu tư dứt điểm và hiệu quả sẽ cao.
Tôi cho rằng đó là giải pháp bắt buộc chúng ta phải làm để giải quyết mâu thuẫn trước mắt cũng như chiến lược phát triển lâu dài.
* PV: Có ý kiến cho rằng NSTW đang phải “gồng gánh” cho rất nhiều địa phương khác, vì vậy một số địa phương có đóng góp cho NSTW phải cắt giảm NSĐP, tăng tỷ lệ điều tiết về NSTW?
- PGS.TS Hoàng Văn Cường: Thực tế những tỉnh chưa đủ khả năng tự trang trải thì trung ương phải hỗ trợ và đặc biệt là những tỉnh nằm ở vùng sâu, vùng xa…, đây là chuyện tất yếu, cần lấy từ những nơi có lợi thế chuyển cho những nơi yếu thế.
Chúng ta thử nhìn những địa phương đóng góp nhiều cho NSTW, chúng ta so sánh với những địa phương khó khăn, chúng ta có đổi cho nhau được không? Người dân ở tỉnh này có sẵn sàng đến tỉnh khó khăn không? Tôi cho rằng, việc điều chỉnh tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại Chính phủ đã phải tính toán kỹ để tạo điều kiện cho các địa phương cùng phát triển và các địa phương khó khăn có thêm nguồn lực để vươn lên.
Tuy nhiên từ năm 2017, Chính phủ đưa ra chính sách thực hiện đầu tư theo khả năng nguồn thu, nếu nguồn thu cao chúng ta được đầu tư cao, khuyến khích cho các địa phương tăng thu, đảm bảo vùng nào cũng phải cố gắng, giúp địa phương phát huy thế mạnh để có nhiều nguồn thu, nếu không sẽ tiếp tục phải thực hiện “nhận trợ cấp” khi đó đầu tư trở lại của Chính phủ có nhưng rất hạn hẹp.
* PV: Liệu việc điều tiết ngân sách ở một số địa phương, trong đó TP. Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiều dự án của địa phương như chống ùn tắc, ngập lụt…, do thiếu hụt nguồn ngân sách?
- PGS.TS Hoàng Văn Cường:Trong kế hoạch đầu tư ngân sách năm 2017, Chính phủ chỉ rất rõ trước hết tập trung bố trí cho những dự án đang dở dang, đầu tư dứt điểm sau đó mới triển khai dự án mới, tuy nhiên chúng ta cũng phải rà soát những dự án dở dang nếu thấy không hiệu quả thì phải bỏ luôn.
TP. Hồ Chí Minh có nói đến các dự án chống ngập lụt, chúng ta cũng cần xem xét đến tính hiệu quả của dự án, nếu thấy cần thiết thì tập trung đầu tư và không đầu tư dự án mới… Như vậy chúng ta không ngại khi cắt đầu tư những dự án kia sẽ dở dang, chỉ có những công trình địa phương dự kiến đầu tư mới sẽ phải hạn chế.
* PV: Mới đây, TP. Hồ Chí Minh đã đề cập đến khó khăn từ việc tỷ lệ ngân sách được giữ lại giảm từ 23% xuống còn 18% thời gian tới. Thành phố đề nghị trước mắt giảm xuống còn 21%. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
- PGS.TS Hoàng Văn Cường:Tôi cho rằng, các địa phương, các cấp, các ngành phải chung sức, chung lòng vượt qua giai đoạn ngân sách khó khăn hiện nay, nhất là trong năm 2017. Hiện tỷ lệ phân bổ ngân sách đã được tính toán rất kỹ, hợp lý.
Về ý kiến tỷ lệ ngân sách mà TP. Hồ Chí Minh được giữ lại giảm từ 23% xuống còn 21%, hay 18%, tôi cho rằng không phải vấn đề, quan trọng là TP. Hồ Chí Minh chỉ ra được những dự án thực sự tạo ra động lực phát triển hoặc những dự án làm thay đổi toàn diện cơ bản thành phố thì Chính phủ sẽ đầu tư. Vấn đề là làm cái gì và tạo ra sự thay đổi như thế nào, đấy là căn cứ cơ bản chúng ta quyết định đầu tư hay không đầu tư.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Hồng Chi (thực hiện)